Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 13/01/2024, 10:18 AM

Sen nở dưới mỗi bước chân

Khi một nhà nghệ sĩ vẽ hoặc tạc tượng Phật ngồi trên một tòa sen, đó không phải là ông ta chỉ muốn tôn quý đức Phật và làm đẹp cho ngài. Ông ta muốn diễn tả rằng ngài đang ngồi một cách an lạc.

Ai cũng đã từng ngồi; chúng ta ngồi xuống nhiều lần trong một ngày nhưng ít ai trong chúng ta mà ngồi được an lạc, thảnh thơi và hùng vĩ như đức Phật. Nhiều người trong chúng ta mới ngồi đã phải nhỏm dậy, nhiều người trong chúng ta ngồi như ngồi trên đống lửa.

Trong khi đó, đức Phật ngồi trên bãi cỏ hoặc trên một tảng đá nhưng đẹp đẽ và thanh thoát như đang ngồi trên một đóa sen. Hồi tôi mới vào chùa thầy tôi dậy trước khi ngồi xuống, phải quán niệm: “Chánh thân đoan tọa, đương nguyện chúng sanh tọa bồ đề tọa, tâm vô sở trước”. Quán niệm như vậy xong mới từ từ ngồi xuống. Ðó là học ngồi theo kiểu đức Phật.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Câu quán niệm trên có nghĩa là “Ngồi xuống một cách ngay thẳng, tôi mong cho mọi người ai cũng được ngồi trên tòa giác ngộ, lòng không vướng bận bất cứ một niệm lo âu nào”. Tôi muốn nhắn với các bạn nào đang tu Tịnh Ðộ: hãy ngồi trên một đóa sen ngay từ bây giờ, không phải đợi về tới Tịnh Ðộ mới ngồi trên một đóa sen. Hãy hóa sinh trong một bông sen ngay trong mỗi giờ phút hiện tại, đừng đợi đến lúc lâm chung mới chịu hóa sinh. Hóa sinh trong một bông sen và ngồi trên tòa sen ngay từ bây giờ thì bạn không còn nghi ngờ gì nữa về sự có mặt của cõi tịnh độ. Ngồi cũng vậy mà đi cũng vậy. Nhà nghệ sĩ vẽ đức Phật sơ sinh bước đi bảy bước, mỗi bước chân làm nở một bông sen trên mặt đất. Ta phải bước những bước như thế, bước cho an lạc thanh thoát như một bông sen nở dưới mỗi bước chân mình.

Khi thiền hành, bạn hãy thí nghiệm phép quán tưởng này. Thấy dưới mỗi bước chân mình có một bông sen nở. Giống hệt như đức Phật sơ sinh. Bạn đừng có mặc cảm. Hễ bước chân của bạn an lạc và vô ưu thì dưới bàn chân bạn xứng đáng có một bông sen nở. Bạn cũng là một đức Phật như bất cứ ai khác. Ðiều này có phải là do tôi nói ra đâu. Chính đức Phật đã nói như thế. Ngài nói tất cả mọi chúng sinh đều có thể tính giác ngộ. Thực tập thiền hành là thực tập sống tỉnh thức; tỉnh thức và giác ngộ là một, giác ngộ đưa đến tỉnh thức, và tỉnh thức đưa đến giác ngộ.

Trích trong sách "Thiền hành yếu chỉ"

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu ba loại nhân, nhất định cảm được ba loại quả báo

Kiến thức 09:00 15/11/2024

Trước lúc thiên tai chưa xảy ra, nên cố gắng tu nhân, như vậy mới là hành động đúng đắn nhất. Nên giữ tâm cho tốt, làm việc tốt, nói lời hay, làm người tốt. Như vậy nhất định có quả báo tốt đẹp.

Chuyển đổi số phận

Kiến thức 08:30 15/11/2024

Đại sư Vân Cốc bảo: Những người không có ý chí, không chịu sửa đổi, chẳng biết tu tâm, làm phúc, lại gây nhân xấu thì bị số mạng cột chặt không thể thoát ra. Nếu ông quyết chí, ta dạy ông phép cải đổi số mệnh, chuyển xấu thành tốt, hưởng phú quý muôn đời, nếu cầu giải thoát, sẽ thành tựu giác ngộ.

Các tôn hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Kiến thức 21:00 14/11/2024

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật, một trong những tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong lịch sử cũng như hiện nay. Đức Phật Tổ có nhiều tôn hiệu khác nhau. Tất cả những tôn hiệu này đều xuất hiện sau khi Ngài tu hành đắc đạo và thuyết pháp độ chúng.

“Muốn biết nhân đời trước hãy xem quả đời này”

Kiến thức 15:20 14/11/2024

Ngày nay tai nạn trong đời sống rất nhiều, thường gặp phải những chuyện không vừa ý, quả báo bệnh khổ, chết yểu. Nguyên nhân là gì?

Xem thêm