Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 20/12/2023, 14:02 PM

Giải mã “giấc mộng hoa sen” của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Lên ngôi hoàng đế năm 21 tuổi, sống trên ngai vàng trong cảnh an hòa, hạnh phúc nhưng vua Trần Nhân Tông vẫn giữ mình thanh tịnh, rất thích sự tu hành. Thường ngày, Ngài đến chùa Tư Phước (ngôi chùa trong hoàng cung dành cho tất cả vương tôn công tử) để tu tập.

Một câu chuyện đặc biệt đã diễn ra khi vua nghỉ tại đây. Đó là Ngài mộng thấy trên rốn mọc ra một bông hoa sen vàng, lớn bằng bánh xe. Trên hoa sen có Đức Phật vàng đang phóng hào quang. Bên cạnh, có người chỉ vào vua mà hỏi: “Biết Đức Phật này không? Ðó là Đức Phật Biến Chiếu”.

Tỉnh giấc mộng, vua đem việc đó tâu lên Thái Thượng hoàng. Thượng hoàng khen là một giấc mộng cát tường.  

Đây là giấc mộng của bậc Thánh nhân, vô cùng hiếm thấy, thể hiện sứ mệnh và con đường vua Trần Nhân Tông sẽ đi sau này. Kính mời quý Phật tử và các bạn cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây!

Sứ mệnh Bồ Tát với nước Đại Việt

Hiếm có người bình thường nào có thể nằm mộng thấy những giấc mơ đặc biệt như vua Trần Nhân Tông. Ngài phải là một người đặc biệt, một vị Đại Bồ Tát giáng phàm.   

Bồ Tát Trần Nhân Tông hiện sinh cõi Ta Bà để hành Bồ Tát đạo. Giấc mộng hoa sen hay chính là công hạnh Bồ Đề độ sinh Ngài cần thực hành trong kiếp này: hiện sinh ở đất nước Đại Việt để bảo vệ nhân dân Đại Việt khỏi nạn đao binh. Đồng thời, Ngài truyền bá đạo Phật, truyền bá giáo Pháp cứu khổ của Phật tổ Thích Ca đến cho nhân dân. Để từ đó, dân chúng biết tu tập, ứng dụng Phật Pháp, chuyển hóa khổ đau, sống đời an lạc.

Quả thật, lịch sử dân tộc đã chứng tỏ điều này. Vua Trần Nhân Tông lãnh đạo quân dân Đại Việt 2 lần đại thắng quân Nguyên Mông - đế chế được cho là bất khả chiến bại trên khắp các chiến trường từ châu Á sang châu Âu. Quân đội này từng được miêu tả rằng: “vó ngựa Mông Nguyên đi tới đâu, cỏ xanh không mọc được tới đó”.

Sau khi hoàn thành trách nhiệm đối với giang sơn xã tắc, đức vua Trần Nhân Tông đã nhường ngôi cho con trai và xuất gia tu hành. Cũng từ đây, Ngài và các đệ tử đi giáo hóa muôn dân. Vì thế, thời này, “phân nửa thiên hạ đi tu”, chùa chiền ở đâu cũng có. 

Từ vua quan, triều đình, giới trí thức đến nhân dân đều thấm nhuần tư tưởng Phật giáo, đoàn kết dân tộc, tu thập thiện, trì ngũ giới. Điều này góp phần đưa nhà Trần trở thành một trong những vương triều phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.  

Tiếp nối hạnh đầu đà cao quý

Giấc mộng hoa sen của Phật hoàng có nhiều điểm tương đồng khiến chúng ta liên tưởng đến sự kiện Niêm hoa vi tiếu hơn 2500 năm về trước. Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sắp nhập diệt, ở một Pháp hội truyền thừa, Ngài giơ một bông hoa sen lên và mỉm cười. Trong số tất cả đại chúng ở đó, chỉ có Tôn giả Đại Ca Diếp - Đệ nhất đầu đà lãnh hội.

Tôn giả Đại Ca Diếp lãnh hội bông hoa sen truyền thừa của Phật tổ Thích Ca

Tôn giả Đại Ca Diếp lãnh hội bông hoa sen truyền thừa của Phật tổ Thích Ca

Việc lãnh hội bông hoa sen từ Phật tổ chính là bổn phận của Tôn giả Ca Diếp để sau này kết tập kinh điển, hoằng truyền pháp đầu đà. Bởi sau khi Đức Phật nhập diệt, chúng sinh nơi thế tục tham dục, chỉ có nghiêm trì hạnh đầu đà mới có thể đoạn trừ tham dục, tiến tới con đường giải thoát.

Cũng vậy, trong giấc mộng của vua Trần Nhân Tông, hoa sen một lần nữa xuất hiện từ Đức Phật Biến Chiếu xuống như truyền hạnh đầu đà lại cho Ngài. Cho nên, sau khi xuất gia, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã về Yên Tử, chuyên cần tu tập 12 hạnh đầu đà nơi núi rừng như thời Đức Phật tại thế và như Tôn giả Đại Ca Diếp đã tu tập, gìn giữ.

Ở đây, Phật hoàng Trần Nhân Tông lập chùa cất tịnh xá khai giảng để tiếp độ chúng Tăng. Học chúng đua nhau đến học Ngài rất đông. Từ đó, Phật Pháp nói chung, pháp đầu đà nói riêng được xiển dương. Có thời gian, Trúc Lâm Đại Sĩ (Phật hoàng Trần Nhân Tông) cùng Tăng chúng thực hành hạnh đầu đà tại khu rừng núi trên dãy Thành Đẳng (bắt nguồn từ dãy Yên Tử), thuộc địa phận thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh ngày nay. 

Phật hoàng Trần Nhân Tông kế thừa Pháp đầu đà, giữ gìn mạng mạch Phật Pháp ở thế gian cho hàng hậu học

Phật hoàng Trần Nhân Tông kế thừa Pháp đầu đà, giữ gìn mạng mạch Phật Pháp ở thế gian cho hàng hậu học

Tâm ý của Phật hoàng đối với Phật giáo nước nhà chính là thực hành pháp đầu đà, khiến cho Phật Pháp được lưu truyền lâu dài ở Việt Nam, đem đến hạnh phúc, an vui cho chúng sinh như lời Đức Phật dạy: “Nếu hạnh đầu đà này được ở đời thì Pháp của Ta sẽ được lâu dài ở đời”.

Pháp đầu đà từ thời Đức Phật đến Tổ sư Đại Ca Diếp đã được Phật hoàng kế thừa thực hành khiến chính Pháp được lưu truyền lâu dài và tạo nhân duyên cho hàng hậu học tiếp bước Ngài tu trì pháp đầu đà, lợi lạc quần sinh. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đủ phước đức mới thành tựu được hai phương diện “thân vui, tâm cũng vui”

Kiến thức 17:00 01/05/2024

Sống ở đời, hạnh phúc nhất là thân khỏe và tâm an, vật chất và tinh thần đều sung mãn. Nói theo Thế Tôn là “thân vui, tâm cũng vui”, đời sống vật cãhất đầy đủ, thân thể khỏe mạnh đồng thời đời sống tinh thần hiện tại an vui, tâm không còn phiền no, vượt thoát các ác đạo.

Ngủ an lạc, thức an lạc, không ác mộng, được mọi người thương mến

Kiến thức 12:21 01/05/2024

Trong tự nhiên, nước là chất lỏng mềm ướt, vậy mà nước dưới áp lực cao có thể cắt đứt mọi thứ. Nước còn khắc chế được hỏa hoạn, dập tắt lửa dù nó có hung bạo tới đâu.

Phép cầu an đích thực

Kiến thức 11:55 01/05/2024

Đức Phật không thể ban phát cho chúng sanh sự an lành, hạnh phúc, nếu Ngài có thể ''ban cho'' thì chúng sanh trong cõi đời này không một ai khổ cả. Vì thế, là Phật tử hãy biết tự cầu an bằng cách sinh hoạt điều độ, có khoa học.

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (II)

Kiến thức 18:33 30/04/2024

Con người cần nên học theo phương pháp “bắt mạch và trị bệnh” của Phật Dược Sư, không phải là học theo cách lễ Phật Dược Sư như thế nào.

Xem thêm