Số phận người đàn ông bị Tổng thống Pháp từ chối quyền được chết
Alain Cocq, một người bị bệnh hiếm gặp, sẽ livestream cái chết của mình trên mạng sau khi bị Tổng thống Macron từ chối quyền được ra đi nhẹ nhàng.
Tại sao có sự sống chết tiếp nối nhau?
Alain Cocq năm nay 57 tuổi, người mắc một chứng bệnh hiếm gặp khiến các thành động mạch dính vào nhau, tin rằng mình chỉ còn sống chưa đầy một tuần nữa và sẽ phát trực tuyến về cái chết của ông từ sáng 5/9.
"Con đường dẫn tới dẫn đến sự giải thoát bắt đầu và hãy tin tôi, tôi hạnh phúc", ông viết trên Facebook lúc nửa đêm, trong một bài đăng thông báo rằng đã "hoàn thành bữa ăn cuối cùng của mình". "Tôi biết những ngày tới sẽ rất khó khăn nhưng tôi đã đưa ra quyết định của mình và tôi đang bình tĩnh".
Cocq trước đó viết thư cho Tổng thống Emmanuel Macron đề nghị được cấp một chất nào đó giúp ông ra đi thanh thản. Cocq đã dùng hoàn cảnh của mình để thu hút chú ý tới những bệnh nhân nan y ở Pháp, những người không được phép cho chết theo nguyện vọng. Tuy nhiên, Tổng thống hồi đáp rằng điều này không được cho phép theo luật pháp Pháp.
Nghiệp dẫn chúng sinh đi trong luân hồi sống chết
"Vì tôi không nằm ngoài luật pháp, tôi không thể thực hiện yêu cầu của ông", Macron viết trong thư gửi Cocq, được ông đăng lên Facebook. "Tôi không thể yêu cầu bất kỳ ai vượt quá khung pháp lý hiện tại của chúng ta. Nguyện vọng của ông là được hỗ trợ tích cực để ra đi nhẹ nhàng, nhưng điều đó không được phép ở nước ta".
Để cho nước Pháp thấy "sự đau đớn" mà luật pháp hiện nay gây ra, Cocq sẽ phát trực tuyến trên Facebook những giây phút cuối đời của mình, điều mà ông tin rằng sẽ diễn ra trong "4-5 ngày tới".
Từ nửa đêm 4/9, ông lên kế hoạch ngừng ăn, uống nước và dùng thuốc điều trị, ngoại trừ thuốc giảm đau. Cocq hy vọng cuộc đấu tranh của mình sẽ được ghi nhớ về lâu dài như một bước tiến tới thay đổi luật.
Trong bức thư của mình và một bản tái bút viết tay, ông Macron đã bày tỏ ủng hộ và "tôn trọng sâu sắc" hành động của Cocq.
Các trường hợp đòi quyền được chết từ lâu là một vấn đề nhạy cảm ở Pháp. Gây phân cực nhất là trường hợp của Vincent Lambert, người phải sống trong tình trạng thực vật sau vụ tai nạn giao thông năm 2008. Lambert được các bác sĩ rút thiết bị hỗ trợ sự sống và qua đời hồi tháng 7 năm ngoái sau một cuộc chiến pháp lý dài hơi.
Vụ việc gây chia rẽ nước Pháp cũng như gia đình riêng của Lambert, trong đó cha mẹ anh dùng mọi cách hợp pháp để giữ con sống nhưng vợ và cháu trai kiên quyết rằng anh phải được chết. Một toà án Pháp hồi tháng một đã tuyên trắng án cho bác sĩ tắt hệ thống hỗ trợ sự sống.
Mời quý Phật tử xem thêm video: "Vong linh trong quan niệm Phật giáo":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bịnh “trời cho”
Tư liệu 18:05 24/11/2024Đầu năm 1994 Giả tiên sinh, chồng Lý nữ sĩ bị bịnh ghẻ. Toàn thân anh nổi đầy ghẻ, vừa chảy mủ vừa nhức nhối khó chịu, đã chữa chạy khắp đông y tây y nhưng đều không thấy kết quả.
Trời thu, lá úa, vọng niệm vô thường
Tư liệu 09:11 24/11/2024Bài thơ “Cảnh mùa thu” của Thanh Sĩ (1928 – 1973) là viết theo thể thơ đường luật, vần bằng, tám câu. Với những câu tả cảnh đối nhau, tác giả giúp người đọc nhận thức rõ và sâu sắc về tính biến hóa vô thường ở vạn vật...
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Xem thêm