Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 10/04/2024, 12:00 PM

Sống có giá trị

Có khi nào chúng ta tự hỏi, ta sống là vì cái gì, có giá trị gì cho bản thân, gia đình, xã hội và đất nước. Đây có lẽ là câu hỏi mà ai cũng muốn biết, vì ai cũng muốn sống có giá trị và ý nghĩa.

Tùy theo trí thức, quan điểm, góc nhìn, chúng ta sẽ có cách nghĩ và cách xác định giá trị khác nhau. 

Lẽ thường người ta hay nhìn nhận giá trị con người qua hai phương diện danh, lợi quyền lực. Tức là điều kiện đời sống vật chất càng cao, vị trí quyền lực càng lớn, sức ảnh hưởng xã hội càng rộng là được đánh giá là có giá trị cao.

Nhưng suy sâu nghĩ kỹ thì những người dù có địa vị giàu sang quyền lực mà chỉ biết thỏa mãn ham muốn thấp kém, ích kỷ cá nhân thì không những không mang lại giá trị gì cho xã hội mà còn có hại.

Cũng có một cách nhìn khác là:

Một người được gọi là sống có giá trị là người mang lại niềm vui an lạc và hạnh phúc cho nhiều người nhất.

Một người được gọi là sống có giá trị là người tạo ra được nhiều giá trị cho số đông, cho cộng đồng nhất.

Một người được gọi là sống có giá trị là người tạo ra được những giá trị vật chất, tinh thần nhiều hơn những thứ họ và gia đình họ hưởng dụng.

Một người được gọi là sống có giá trị là người không làm tổn hại đến con người, động vật và môi trường tự nhiên.

Một người được gọi là sống có giá trị là người có phẩm chất đạo đức và tri thức trí tuệ.

Nhà Phật lấy tiêu chí đạo đức trí tuệ để xác định giá trị một chúng sinh, con người. Điều này đúng cho cả Tứ thánh (Phật, Bồ Tát, Duyên giác Thanh văn), lục phàm (Trời, người, Atula, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục).

Dù là người bình thường, mà biết sống tử tế lương thiện theo 5 giới Phật dạy (không sát sinh, trộm cắp, tà hạnh, dối trá, rượu chè hút xách) thì đã là cuộc sống có giá trị rồi.

Sống không có ác tâm tổn hại người, vật và thiên nhiên đã là cuộc sống có giá trị, huống là biết tu nhân tích đức, bố thí làm phúc giúp người càng nhiều thì càng có giá trị lớn hơn.

Sống an vui ý nghĩa trong cuộc đời

315234421_1890011268016344_4134094398127226745_n

Ngược lại, dù giàu sang phú quý, tiền của, quyền thế, địa vị cao tột mà sống ích kỷ, ác đức, tổn hại người vật và thiên nhiên thì cũng không gọi là sống có giá trị mà gọi là sống có hại.

Nhìn lại lịch sử dân tộc ta, dù có nhiều vua chúa, nhưng có thể nói, Lý Thái Tổ, Phật Hoàng Trần Nhân Tông là một trong những vị đươc lịch sử, được dân tộc tạc tượng lớn, được tôn vinh nhiều nhất là vì ngài để lại nhiều giá trị cho đất nước, cho dân tộc, cho nhân dân, cho số đông, cho Phật giáo...

Cũng có một số vị vua, chẳng những cuộc sống của họ ít có giá trị mà còn có hại cho nước cho dân như Lê Tương Dực, Lê Uy Mục, Lê Chiêu Thống ....

Để sống có giá trị thì có lẽ:

Mỗi ngày chúng ta hãy nhớ nghĩ đến quy luật vô thường sinh, già, bịnh, chết để sống ý nghĩa hơn. Thời hiện đại này, chúng ta càng thấy xác đáng và cần thiết.

Ta chắc chắn sẽ già đi từng ngày, từng giờ. Thậm chí già đi từng giây, từng sát na...Đó là quy luật

Ta chắc chắn sẽ có bệnh tật. Có thân ắt có bịnh. Qua dịch Covid 19, chúng ta càng hiểu thấu đáo hơn.

Ta chắc chắn sẽ bị chết. Hít vào không thở ra, thở ra không hít vào là xong. Không ai là không chết

Ta chắc chắn sẽ lìa xa những người thân, tài vật liên quan đến ta. Cái ta còn trống tỗng thì làm gì níu giữ cái của ta.

Ta chắc chắn phải chịu trách nhiệm với tất cả những tập nghiệp, hành vi thiện ác lớn nhỏ của chính bản thân mình.

Vì sao chúng ta cần phải nhớ nghĩ đến những điều này, bởi vì:

Nghĩ đến ai cũng phải già yếu để không có một tuổi trẻ bạt mạng, không quý trọng tinh thần sức khỏe, tình thân, cơ hội. 

Nghĩ đến cái bệnh để không ỷ lại sức khoẻ rồi sống bất thiện, buông lung, hưởng thụ mà không biết tu dưỡng làm phúc, tọa thiền, học Phật. 

Nghĩ đến cái chết tất yếu, sớm muộn để chuẩn bị sẵn sàng ra đi mọi lúc, chứ mình nghĩ còn sống lâu sống khỏe thì khó. 

Suy nghĩ đến vô thường, mất mát phân ly để có tâm thế chuẩn bị đối diện vững vàng hơn. 

Suy nghĩ kỹ về nhân quả, nghiệp báo để sống lương thiện, tích cực, ý nghĩa và tốt đẹp hơn.

Dưới tuệ giác của các bậc hiền trí thông tỏ giác ngộ thì cuộc đời con người vô cùng ngắn ngủi chỉ tích tắc trong một hơi thở, thở ra không hít vào được là xong rồi. 

Theo nhận thức thông thường thì thời gian một ngày rất ngắn, ngắn đến mức mới sáng sớm chưa kịp làm gì thì đã tới hoàng hôn. Một tháng cũng ngắn lắm, mới đầu tháng, chưa làm được gì thì đã đến cuối tháng. Một năm cũng ngắn lắm, ngắn đến mức chưa kịp thưởng thức cái tươi sáng sắc màu mùa xuân thì đã tới mùa đông giá rét. Một cuộc đời rất ngắn, ngắn tới mức chưa kịp tạo được sự nghiệp gì có ích thì đã lưng còng, tóc bạc, da nhăn, mắt mờ rồi. 

Cuộc đời vô thường, mọi thứ trôi qua quá nhanh đến khi ngộ ra thì quá muộn, cho nên chúng ta phải học cách trân trọng trọng thời gian, trân trọng nhân duyên làm người, kính trọng Tam Bảo, trân trọng tình thân, tình bạn, tình người, vì khi mọi thứ đã lướt qua, thì không thể quay lại.

Tuệ Trung thượng sĩ bảo:

Trăng lặn về Tây không trở lại

Sông trôi sóng nước mãi trôi qua

Khi tắt hơi thì trước hay sau, trẻ hay già, giàu hay nghèo, sang hay hèn, quan hay dân đều như nhau.

Hãy sống lương thiện và tích cực, giữ cho mình ý chí niềm tin, tình thương và sự tử tế. 

Quan trong nhất là ngay khi còn trẻ, khoảng hai mươi tuổi, đã biết suy nghĩ, cần đặt cho mình những câu hỏi: 

Giá trị chân thật của cuộc sống là gì?

Sống như thế nào mới có giá trị và ý nghĩa?

Chết rồi thì ta như thế nào, có mất luôn không? Ta còn lại gì không?

Chết rồi ta đi về đâu ? Ai có thể nói cho ta biết về những nơi đó? 

Tại sao nhiều người lúc sống không tin ở Phật, Trời mà lúc gần chết họ đều tin hoặc sợ hãi, muốn có nơi nương tựa tinh thần?

Những người đi tu trong các chùa, viện họ có phải là những người mê tín không? Tại sao cả vua quan, lãnh đạo, bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, doanh nhân cũng có người đi tu? 

Thế giới càng phát triển, người đi tu, học càng nhiều?

Suy nghĩ đến chân lí Phật Pháp, đến duyên khởi, đến nhân quả, đến từ bi, bố thí để chúng ta thực tập nếp sống tử tế đơn giản, chánh niệm, tỉnh giác, tích cực vững chãi và giá trị ngay trong bối cảnh rắm rối phức tạp với nhiều sự bất an trong đời sống hiện đại. 

Giá trị thật

Một kiếp người

Đạo đức, trí tuệ

Lợi ích số đông

Sống thật chất. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ái dục là cội gốc đi trong luân hồi sanh tử

Kiến thức 12:00 28/04/2024

Vừa rồi tôi đọc lại kinh Viên Giác, Bồ-tát Di Lặc hỏi Phật, nguyên nhân nào làm cho chúng sanh phải luân hồi sanh tử, mãi mãi không ra khỏi?

Làm thế nào có thể niệm Phật trong môi trường ồn ào?

Kiến thức 10:52 28/04/2024

Đối với hành giả tu tập pháp môn niệm Phật, một lòng tha thiết trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà, cầu vãng sanh Tịnh độ mà có những giấc mơ thấy Phật, Bồ tát và hoa sen là điều rất quý hóa, chứng tỏ bạn có duyên lành với pháp môn niệm Phật.

Ngày giờ tuổi tác tốt xấu?

Kiến thức 10:00 28/04/2024

Người ở thế gian mỗi khi làm một việc gì thì đi coi ngày giờ, tuổi tác. Nhưng quý vị thấy rằng ngày giờ mà có thể quyết định được tốt xấu thì không cần ai phải tu tập nữa.

Cần làm gì khi tu niệm Phật thấy thánh cảnh hiện ra?

Kiến thức 09:01 28/04/2024

Có rất nhiều người tu thiền khi đạt đến cảnh giới nhìn thấy Phật, nhìn thấy hoa báu. Nhưng vì động tâm nên khi vừa bước xuống đỉnh lễ thì bị cuồng chấp cho rằng mình chứng ngộ, chấp mình là vị thánh hay người có khả năng cứu độ chúng sinh.

Xem thêm