Sống hay chết?
Thiền sư Dogo và đệ tử Zangei đi cầu siêu cho một người vừa chết. Ðến nhà xác, thầy trò sửa soạn nhang đèn chuẩn bị làm lễ. Bỗng Zangei đập tay vào chiếc quan tài và hỏi sư phụ rằng: Cái này sống hay chết? Ta không thể nói gì cả, Thiền sư Dogo trả lời.
Zangei hét lên:
- Nếu thầy không nói, con sẽ… đánh thầy đó!
- Ðược rồi, Zangei, cứ đánh ta đi! Nhưng dù bằng mọi cách, ta cũng không thể nói cho ngươi rõ “sống hay chết” được.
Thế là Dogo bị đệ tử Zangei đánh túi bụi, và Dogo, ông thầy già không hề chống cự lại…
Ðó là một người thầy có tấm lòng rộng lượng, tràn đầy vị tha. Chiều hôm đó, về lại tu viện, Dogo hội họp Tăng chúng lại, từ hòa nhẹ nhàng bảo Zangei:
- Này Zangei, ngày hôm nay, ngươi đã đánh ta thật nặng. Ta đau đớn lắm. Ta có thể tha thứ cho ngươi, nhưng quy luật của tu viện thì không cho phép trò đánh thầy như vậy. Vì thế ngươi hãy nên rời khỏi tu viện trước khi những người khác tống cổ ngươi ra ngoài.
Zangei lạy thầy ra đi, đến nương nhờ một vị thiền sư danh tiếng khác, Thiền sư Sekito. Và Zangei trình bày sự việc vừa qua cho Sekito.
Thiền sư Sekito ôn tồn trả lời:
- Sư phụ của ngươi đã giải thích tường tận rõ ràng mà ngươi không hiểu. Câu trả lời của ngài Dogo rất đúng. Chính ta đây, ta cũng không thể xác định “sống hay chết”. Không ai trả lời rõ ràng được cả.
Ngay lúc đó, Zangei tỉnh ngộ.
Câu chuyện đó trở thành một công án.
“Sống hay chết”. Người ta không thể nói đúng được. Không phải cũng không trái.
(Theo Bình bát và Thiền trượng).
Bài học đạo lý:
Người đệ tử Zangei quả thật cắc cớ khi chỉ vào xác chết nằm trong quan tài mà hỏi thầy của mình rằng “Cái này sống hay chết?”. Nếu sống thì bỏ vào quan tài để làm gì? Ai cũng biết khi tim ngừng đập, tắt thở thì chết. Mà nếu không chết, vẫn còn thở, tức là sống. Chuyện sống chết vốn rành rành ra đấy chứ có gì bí ẩn đâu mà người thầy, một Thiền sư danh tiếng, lại trở nên lúng túng “Ta không thể nói gì cả”.
Ẩn ức của Zangei lên đến cực điểm vô lễ xúc phạm thầy, Thiền sư Dogo vẫn một mực “Ta cũng không thể nói cho ngươi rõ sống hay chết được”. Sự việc đến mức này thì ắt hẳn có vấn đề uẩn khúc trong chuyện sống chết rồi.
Khi Zangei bị đuổi ra khỏi tu viện đến gặp Sekito, một Thiền sư danh tiếng khác, thì được giáo huấn rằng sư phụ Dogo đã giải thích thật rõ ràng, rất đúng đắn. Và càng cắc cớ hơn khi chính Sekito cũng thừa nhận là không xác định được “sống hay chết”. Nhờ vậy mà ngay lúc đó Zangei hoát nhiên giác ngộ.
Thì ra, sống và chết là vấn đề thật không đơn giản như ta lầm tưởng. Có những người tuy sống đấy nhưng chỉ là cái xác không hồn. Có người tuy chết rồi mà lưu lại danh thơm, trở thành bất tử. Nhìn sâu hơn, cái gọi là sống thực ra là một chuỗi sanh diệt tương tục. Những tế bào (thân), những ý niệm (tâm) liên tục sanh diệt để làm nên sự sống.
Cho nên, dưới cái nhìn thiền quán, sanh mà không phải sanh. Và thế thì chắc chắn diệt cũng không phải diệt, vì diệt đã xảy ra tự lâu lắm rồi. Sanh diệt không tách rời nhau, nương nhau cùng tồn tại. Kiếp nhân sinh chỉ là một dòng chảy luân lưu bất tận thì cớ gì phân biệt nhị biên sống chết, trái phải, đúng sai…
Các bậc thầy không xác định sống hay chết vì không thể nói đúng được. Zangei khi giác ngộ rồi ắt hẳn cũng tuyên bố, đối với vấn đề sống hay chết, ta cũng không thể xác định được.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm