Sống chết vô thường
Đời vui hay khổ? Muốn vui thì có vui, muốn khổ thì dẫy đầy khổ. Cái vui thoáng qua rồi hết, cái khổ rồi cũng qua đi. Tất cả những gì khởi niệm trong ta đều có đến và đi. Chúng ta sở dĩ bị khổ đau vì đã nhận thức sai lầm, rằng sự vật luôn tồn tại và bất biến.
Nhìn các cảm xúc với con mắt vô thường
Tại thành Xá Vệ có một ông trưởng giả giàu có vô song nhưng nhà chưa có con trai. Ông lo lắng sau khi ông qua đời của cải sẽ bị quan tịch thu theo quốc pháp nên mới phát tâm quy y Tam bảo, thành tâm tinh tấn khẩn nguyện cầu tự và quả nhiên toại nguyện. Bà vợ mang thai, sinh ra một đứa con trai tướng mạo tuấn tú, tuổi vừa khôn lớn sớm lo cưới vợ.
Đôi bạn tân hôn yêu quý dắt nhau dạo rừng du ngoạn thưởng vui. Trong rừng có cây vô ưu, trên cành hoa nở từng đóa, phô bày cành nhụy màu sắc trắng hồng rất đẹp. Nàng thích quá tỏ ý với chồng muốn được thứ hoa quý ấy. Chàng liền trèo lên cây để hái hoa thì không may nhánh cây tức thì bị gãy vì dòn yếu, anh sa xuống chết ngay.
Cha mẹ hay tin tức tốc chạy đến ôm lấy xác con mà khóc ngất đi hồi lâu mới tỉnh lại, rồi than khóc liên miên tổn thương tinh thần. Tình cảm như thế, ai hay mà chẳng thương lòng!
Bấy giờ, vừa lúc đức Phật cùng ngài A Nan vào thành khuất thực, thấy việc người sa cây bị chết, Ngài bảo với trưởng giả rằng: “Người có sống chết, vật có thành bại, thời đến mạng tận không thể tránh được. Thế nên ngươi đừng buồn rầu than khóc chi nữa”. Và Ngài tiếp: “Đứa con này từ trên trời sinh xuống nhà ngươi, rồi mạng nó tận cũng từ nhà ngươi mà lên trời. Thế thì nó chẳng phải con trời mà cũng chẳng phải con ngươi. Nó cứ tùy theo nghiệp nhơn của nó mà sống chết, giống như kẻ lữ hành qua đường. Chết không thể tránh khỏi, đi không thể bắt lại được” .
Steve Jobs: Quán niệm về vô thường để sống tốt đẹp hơn
Lời bàn
Con người sống ở trong cuộc đời này, luôn luôn bị chi phối bởi định luật vô thường. Tất cả mọi vật từ tế bào trên cơ thể của con người đến sơn hà, đại địa đều biến đổi khôn lường trong từng sát na, từng giờ, từng phút, nên không có gì là thường trụ bất biến cả. Không phải sinh mạng của mình lúc tắt thở mới gọi là chết. Trong mỗi sát na, mỗi giây ta đã từng sống và cũng đã từng chết. Phải chăng ta đang sống và cũng là ta đang chết? Sự sống liên tục bất tận trong chu kỳ của một vòng tròn? Thật vậy. Đã có sinh phải có tử, có thành thì có hoại. Bất cứ một hiện tượng nào trên cõi đời này đều phải trải qua “sinh, trụ, dị, diệt” hay là “thành, trụ, hoại, không”. Lúc nào cũng phải nảy sinh ra, phát triển, rồi biến đổi và cuối cùng là tan biến. Đó chính là luật vô thường. Ở con người, vô thường sẽ chi phối theo nghiệp quả. Vậy nên, ta hãy chấp nhận và dùng các khái niệm vô thường ấy để quán chiếu và để tu tập, làm cho cuộc sống chúng ta vơi bớt đi những khổ đau và phiền lụy, tạo nhân lành cho những kiếp nối tiếp về sau.
Đời vui hay khổ? Muốn vui thì có vui, muốn khổ thì dẫy đầy khổ. Cái vui thoáng qua rồi hết, cái khổ rồi cũng qua đi. Tất cả những gì khởi niệm trong ta đều có đến và đi. Chúng ta sở dĩ bị khổ đau vì đã nhận thức sai lầm, rằng sự vật luôn tồn tại và bất biến. Cái sống của chúng ta sẽ không bao giờ hết, bởi vậy chúng ta mới bám víu vào những ảo giác, mong kéo dài những thỏa mãn của dục vọng. Hoặc thậm chí ta còn cho rằng chết là hết nên tìm mọi cách để tận hưởng mọi truy hoan sa đọa của cuộc đời, tạo bao nhiêu ác nghiệp để rồi mãi trầm luân trong bể khổ. Khi hiểu được luật vô thường thì những sự mong cầu của chúng ta cũng thay đổi và từ đó sự đau khổ cũng vơi đi. Hãy vui với những gì mà ta có, dù chúng chỉ là tương đối.
Lúc nào chúng ta cũng nên nghĩ rằng vô thường đang hiện diện mà dõng mãnh phát tâm tu. Nếu chúng ta làm được như thế mới là người học Phật một cách chân chánh vậy.
> Mời quý Phật tử cùng xem thêm video về 'Khất thực: một pháp tu truyền thống của đạo Phật':
Theo sách Sống theo lời Phật (Thích Nhuận Hạnh)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bảy việc thiện làm tăng trưởng phước đức
Kiến thức 03:00 20/01/2025Hẳn ai cũng từng biết và suy ngẫm về câu “Có phước có đức thì mặc sức mà hưởng”. Quả đúng như vậy, những người có phước đức thì mọi chuyện trong cuộc sống đều thuận lợi, thành công dễ dàng.
Những việc nên làm để giúp đỡ cho người mất vào ngày cuối năm
Kiến thức 10:00 15/01/2025Những ngày cuối năm, người mất rất trông mong người thân nhớ đến họ. Mình giúp họ tốt nhất là thông qua việc tu tập của mình. Dùng phước báu của mình để hồi hướng cho họ, thế nên bạn phải có tu tập, có công phu tu tập mới được.
Như Lai thập hiệu và Như Lai thập lực
Kiến thức 13:57 14/01/2025Như Lai thập hiệu là mười đức hiệu tôn quý của chư Phật. Bất cứ vị Phật nào ở trong quá khứ, hiện tại và vị lai, ở trong khắp thập phương thế giới đều có đầy đủ mười đức hiệu này.
Bạn nên làm gì khi đi thăm mộ hay viếng nghĩa trang?
Kiến thức 12:30 14/01/2025Khi ra viếng mộ hay tảo mộ ở nghĩa trang, chúng ta nên làm gì? Khi ta thắp hương cho thân quyến mình, hãy phát tấm lòng mình ra mà thắp hương cho những mộ lân cận nếu có thể. Các vong linh ở nghĩa trang họ cần cái gì nhất, bạn biết không?
Xem thêm