Thoát móng vuốt hổ nhờ cung kính pho tượng mục
Vào đời nhà Đường, ở chùa Huệ Nhật, Hoa Châu, có một vị thầy tên là Pháp Thượng, xuất gia từ năm ba mươi bảy tuổi. Thầy kể lại chuyện trước khi xuất gia, thầy ở nhà thường vào rừng đi săn.
Có một hôm, thấy trong bụi cây ánh sáng tỏa ra, lấy làm lạ, bèn xuống ngựa đi đến xem, chỉ thấy một khúc gỗ mục dài hơn một thước, bèn bỏ đi.
Lần khác lại đi săn, thấy cây gỗ độ nọ lại tỏa sáng thì lấy làm lạ, bèn nhặt khúc gỗ để gác trên chảng ba của một cái cây. Trở về dọc đường gặp hổ rượt đuổi, ông hoảng sợ chạy trốn, ngựa hoảng loạn hất ông xuống đất. Tự nghĩ rằng thế nào cũng bị hổ vồ, chắc chắn không thể tránh.
Đang lúc hoang mang thấy một vị sư không biết từ đâu chạy đến đánh đuổi, một lúc, con hổ bỏ chạy vào rừng.
Ông tiến đến lại gần ân nhân và hỏi:
- Bạch thầy, thầy là ai ? Có việc chi qua rừng mà đúng lúc ra tay cứu giúp tôi như vậy?
“Thành tâm niệm Phật đi, sẽ có những điều mầu nhiệm”
Vị ấy bảo rằng:
- Ta là Địa Tạng Bồ Tát, khúc gỗ mục ở bụi cây đó là thân ta. Trước kia tổ tiên của ngươi đã từng xây cất chùa ở rừng này. Nay chùa đã bị hư hại, tượng ta cũng bị mục. Chỉ còn ruột cây. Vì ngươi thấy ánh sáng của ta, có lòng cung kính đem lõi cây này đặt lên chảng ba cây, nên có chút công đức, ta thị hiện đến đây cứu thoát nạn hổ vồ.
Sau đó vị sư biến mất. Ông kinh ngạc hết sức, nhớ mãi không thôi. Thời gian sau ông rủ vài người đến xây dựng lại một ngôi chùa, tiếp tục hương đăng thờ phụng, tức là Tuệ Nhật Tự vậy. Lại đem lõi cây ấy sơn thiếp rồi thờ cúng trang nghiêm.
Vào ngày 24 tháng 2, Pháp Thượng được 78 tuổi, không bệnh tật chi mà cho mời bạn bè tới, nói với họ: "Ngài Địa Tạng Bồ Tát khi xưa từng báo cho ta nói rằng:
-Ngươi là sẽ đắc đạo ở trong pháp hội của Từ Thị Như Lai thuyết pháp lần thứ hai, đến khi mãn kiếp, liền sanh Đao Lợi.
Tôi bạch Đại Sĩ rằng:
- Trên trời có cảnh giới ngũ dục, rất là sung sướng, nếu mất Bồ Đề, khó mà gặp Phật. Nay nguyện vãng sanh Tây Phương nơi thế giới An lạc. Bồ Tát trả lời:
- Tùy theo ý nguyện của ngươi, nếu muốn vãng sanh Tịnh Độ phải thường niệm Nam Mô A Di Đà Phật, chuyên tâm trì niệm mới được vãng sanh.
Tôi y lời mà thường xuyên niệm Phật, đến nay đã đến lúc vãng sinh. Vậy khuyên thiện hữu cũng ráng y theo mà trì niệm"
Nói xong Pháp Thượng niệm A Di Đà Phật chắp tay hướng về hướng Tây rồi vãng sinh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thoát móng vuốt hổ nhờ cung kính pho tượng mục
Tư liệu 19:00 25/11/2024Vào đời nhà Đường, ở chùa Huệ Nhật, Hoa Châu, có một vị thầy tên là Pháp Thượng, xuất gia từ năm ba mươi bảy tuổi. Thầy kể lại chuyện trước khi xuất gia, thầy ở nhà thường vào rừng đi săn.
Bài kệ “Vô thường thị thường” của Thiền sư Minh Chính
Tư liệu 09:18 25/11/2024Bài thơ là lời nhắn nhủ của Thiền sư Thanh Đàm Minh Chính đến mọi người rằng, cuộc đời con người dù vinh hoa phú quý, giàu có hay nghèo hèn... cũng chỉ như một giấc mộng dài hư ảo, không phải là cái chân thật lúc nào cũng có.
Bịnh “trời cho”
Tư liệu 18:05 24/11/2024Đầu năm 1994 Giả tiên sinh, chồng Lý nữ sĩ bị bịnh ghẻ. Toàn thân anh nổi đầy ghẻ, vừa chảy mủ vừa nhức nhối khó chịu, đã chữa chạy khắp đông y tây y nhưng đều không thấy kết quả.
Trời thu, lá úa, vọng niệm vô thường
Tư liệu 09:11 24/11/2024Bài thơ “Cảnh mùa thu” của Thanh Sĩ (1928 – 1973) là viết theo thể thơ đường luật, vần bằng, tám câu. Với những câu tả cảnh đối nhau, tác giả giúp người đọc nhận thức rõ và sâu sắc về tính biến hóa vô thường ở vạn vật...
Xem thêm