Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 12/09/2021, 08:27 AM

Suy ngẫm về câu nói "sống chết có số"

Chúng ta vẫn thường hay nghe mọi người nói rằng "Sống chết có số". Vậy thì sự sống chết của một con người phải là có số thật hay không?

Theo quan điểm của Phật giáo, mỗi người đều mang cho mình một nghiệp báo riêng.

Theo quan điểm của Phật giáo, mỗi người đều mang cho mình một nghiệp báo riêng.

Suy nghĩ về số mệnh trong Phật giáo

Để hiểu được điều này chúng ta cùng đi vào bài luận sau đây:

Khi tất cả chúng ta sinh ra và có mặt trên cuộc đời này, đều bị ảnh hưởng, dẫn dắt, chi phối bởi nhân quả thiện ác của chúng sinh ấy đã từng làm trong quá khứ (tức trong nhiều tiền kiếp về trước).

Nhân quả sẽ quy định chúng ta:

Sinh ra là con của ai?

Giàu có hay nghèo khó?

Tình duyên lận đận hay thuận lợi?

Có con hay vô sinh, sự nghiệp của các con như thế nào?

Có đi tu được hay không?

Tu có đắc đạo hay không?

Có nổi tiếng hay là người tầm thường?

Và điểm đáng chú ý đó chính là sẽ chết năm bao nhiêu tuổi?

Có gặp hoạn nạn gì hay không?

Những sự quy định này hết sức là cố định, rất khó thay đổi, nói là rất khó nhưng vẫn có khả năng thay đổi, chứ không phải là hoàn toàn cố định bất biến.

Chính vì chúng rất khó thay đổi, nên nhiều người mới nói là có số phận.

Chính vì chúng vẫn có khả năng thay đổi (dù rất khó), nên mới có việc tu hành chuyển nghiệp (tức là chuyển đổi số phận).

Ví dụ: Nhân quả trong những kiếp quá khứ quy định kiếp hiện tại của một người nào đó sống tới năm 60 tuổi sẽ chết. Thế nhưng, trong kiếp hiện tại người này đã không biết tu dưỡng, ăn chơi sa đọa như dâm dục quá nhiều, hay thức đêm để đi quán bar uống rượu nhảy, rồi hút thuốc lá quá nhiều, thậm chí còn tụ tập đua xe không đội mũ bảo hiểm, lại còn hay giết gà vườn để ăn nhậu mỗi tuần,....

Chính vì ăn chơi, và tạo nghiệp như vậy, nên đã làm cho cái phúc sống thọ của người này bị giảm, đến năm 30 tuổi bị té xe chết (do uống rượu bia say, không đội mũ bảo hiểm, còn chạy xe quá tốc độ).

Thêm một ví dụ khác: Cũng có một người khác, người này sinh ra nhân quả trong tiền kiếp quy định tuổi thọ sẽ sống đến năm 40 tuổi thì chết.

Nhưng người này có duyên gặp Phật Pháp sớm, ngay từ lúc 6, 7 tuổi đã biết tu hành. Từ đó người này sống cả đời thường ăn chay, phóng sinh, đi làm từ thiện, kiêng cữ việc sát sinh, và những việc xấu ác, ăn uống biết giữ gìn, siêng năng tập thể dục....

Chính vì lối sống có ý nghĩa như vậy, nên tuổi thọ người này đã tăng lên thêm được tới năm 65 tuổi mới mất.

Điều này cũng giống như khi chúng ta mua một cái kính râm để đeo. Tuổi thọ của cái kính râm giả sử là 3 năm mới cũ (mới thay cái khác). Nhưng nếu người dùng là trẻ em, chúng hay vứt lung tung, làm cho kính dễ bị trầy bị vỡ, thế là tuổi thọ chỉ có được 1 tháng, là phải thay mới. Ngược lại cũng với cái kính râm, mà là một người lớn có tính cẩn thận dùng, luôn có hộp đựng, dùng xong thì cất vào túi vải, sau đó bỏ vào hộp, tránh sự va chạm, làm trầy, lúc mờ thì dùng vải mềm lau chùi...

Chính vì việc dùng hết sức cẩn thận và kĩ lưỡng như vậy, nên người này sử dụng tới ba năm mới cũ, thậm chí là kéo dài 4, 5 năm sau mới cũ.

Hãy tận dụng tấm thân hiện tại để tích phúc, tích tuệ, để một khi cái chết gần kề, chúng ta không còn sợ hãi, lo âu nữa.

Hãy tận dụng tấm thân hiện tại để tích phúc, tích tuệ, để một khi cái chết gần kề, chúng ta không còn sợ hãi, lo âu nữa.

Làm chủ bản thân để vượt qua sống chết

Do đó rõ ràng, với một người sống biết tu dưỡng tuổi thọ sẽ khác một người sống buông lung, phóng túng không biết giữ gìn, gieo nhiều nghiệp xấu ác.

Tuy nhiên, với một người tu hành chân chính hiểu đạo thì chúng ta cũng không quá bận tâm đến vấn đề sống thọ hay chết sớm, mà điều quan trọng nhất là chúng ta hiện đang sống như thế nào, đang sống mà gieo tạo ác nghiệp nhiều hay đang sống mà gieo tạo thiện nghiệp. Kiếp sống của chúng ta vẫn chỉ là cõi tạm, dù có sống 100 năm đi nữa thì sau đó cũng phải mất thôi.

Vì thế điều giá trị nhất không nằm ở sống lâu hay sống ngắn, mà là khi sống người ấy có tạo ra được nhiều thiện nghiệp hay ít thiện nghiệp, sống có ý nghĩa hay không có ý nghĩa mà thôi.

Kết thúc bài viết, tôi xin gửi tặng quý vị một bài kệ trong Kinh Pháp Cú:

"Ai sống một trăm năm

Ác giới không thiền định

Không bằng sống một ngày

Trì giới tu thiền định".

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm