Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 05/10/2022, 06:15 AM

Sự bần cùng trong Thánh pháp

Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.

"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Ở đời, người có tham dục mà lại bần cùng, phải chăng là sự bất hạnh lớn?

Các Tỳ-kheo đáp: Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Thế Tôn lại bảo các Tỳ-kheo:

- Nếu một người có tham dục, lại bần cùng, mang nợ tài vật của người khác, cứ khất nợ mãi không trả được, chủ nợ đến đòi. Ở đời, người mang nợ tài vật của người khác, cứ khất nợ mãi không trả được, chủ nợ đến đòi, phải chăng là đại bất hạnh?

Các thầy Tỳ-kheo đáp: Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Thế Tôn lại bảo các thầy Tỳ-kheo:

- Nếu chủ nợ cứ đòi mãi, nhưng kẻ tham dục kia vẫn không thể trả được, liền bị chủ nợ bắt trói lại. Ở đời bị chủ nợ bắt trói lại, phải chăng là đại bất hạnh?

Các thầy Tỳ-kheo đáp: Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

- Đó là, ở đời, người có tham dục, lại bần cùng, vay nợ tài vật của người khác, khất mãi, bị chủ nợ đòi nợ, bị chủ nợ bắt trói là đại bất hạnh. Cũng vậy, nếu ai đối với Thánh pháp mà không tin ở thiện pháp, không giữ cấm giới, không nghe nhiều, không bố thí, không trí tuệ; đối với thiện pháp, dù có nhiều kim ngân, lưu ly, thủy tinh, ma ni, bạch kha, loa bích, san hô, hổ phách, mã não, đại môi xa cừ, bích ngọc, xích thạch, tuyền châu, nhưng người ấy vẫn là kẻ nghèo nàn cô thế. Như vậy, trong Thánh pháp của Ta, gọi là sự bần cùng, bất thiện”.

(Kinh Trung A-hàm, phẩm Đại, kinh Bần cùng, số 125 [trích, lược])

Giới luật là căn bản của đạo đức, là nền tảng của định tuệ.

Giới luật là căn bản của đạo đức, là nền tảng của định tuệ.

Pháp thoại này Thế Tôn nói về một kẻ bần cùng, mắc nợ người, bị đòi nợ mà khất mãi, không có khả năng hoàn trả nên bị bắt trói, chịu nhiều đau khổ, bất hạnh. Dĩ nhiên ở đời không ai muốn mình rơi vào cảnh khổ, tai họa như thế. Nhưng vì nghiệp lực nặng nề, phước đức kém mỏng, tham dục sâu dày nên hoạn nạn, đau khổ cứ bủa vây.

Ở trong đạo cũng có người như thế, lâm vào bần cùng, khốn khó. Tất nhiên sự bần cùng nơi cửa đạo không phải do chỉ có ba y một bát, nguyện xả phú cầu bần mà chính là nghèo nàn Thánh pháp. Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng. Pháp lành nâng đỡ thế gian, là nền tảng của mọi sự tu tập. Không tin thiện pháp thì không thể nào dấn thân tu thiện, chẳng làm điều thiện thì không tích lũy được phước báo, dễ sa vào đường ác.

Không giữ giới chính là bần cùng. Giới luật là căn bản của đạo đức, là nền tảng của định tuệ. Giới hạnh khiếm khuyết thì công đức phước báo hao tổn nên bần cùng. Không nghe nhiều, không học tập giáo pháp thì dễ lạc đường, tu sai. Không sẻ chia, bố thí (tài thí, pháp thí, vô úy thí) thì kém duyên thiếu phước. Đặc biệt là không có trí tuệ là đỉnh cao của sự bần cùng. Không có chánh kiến sẽ lạc vào tà kiến. Không có trí tuệ sẽ khó nhận ra Bốn sự thật khổ, tập, diệt, đạo; vô thường, duyên sinh, vô ngã. Không có trí tuệ sẽ không thành tựu giác ngộ, giải thoát, Niết-bàn.

Đức Phật khẳng định, dù cho người tu có thành tựu phước báo, tài vật sung mãn, danh dự đủ đầy, trong Thánh pháp vẫn thực sự bần cùng, thậm chí còn bất thiện. Thế nên, người tu cũng cần vượt khó, thoát nghèo bằng cách tin vào thiện pháp, giữ giới, nghe nhiều, bố thí và trí tuệ. Ngay đây có thể xác quyết rằng, tín, giới, văn, thí, tuệ là căn bản của mọi pháp lành, thông cả tại gia lẫn xuất gia, giúp người tu ngày càng thành đạt, thịnh vượng trong Thánh pháp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm