Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 26/10/2023, 11:30 AM

Sự khác nhau giữa chỉ trích và chỉ lỗi

Thường thì chúng ta rất hay nhầm lẫn hai cụm từ trên, trong bài viết này ta cùng phân tích để hiểu rõ hơn. Nếu khi chúng ta tu hành mà có được người chỉ cho mình cái lỗi, chỉ cho ta thấy được cái sai. Thì đó giống như là họ đang chỉ cho ta kho báu vậy. Vì sao thế ?

Audio

Vì báu vật thật sự của một người tu chính là viên dạ minh châu « Phật Tánh ».

Mà chúng ta muốn thấy được viên minh châu này hiển lộ thì ta buộc phải tẩy trừ những bụi bẩn, những bụi bẩn của tham, của sân và của si mê u tối, sai trái và tà kiến,....

Hay nói tóm gọn đó chính là những lỗi lầm của ta, những sự khiếm khuyết chưa được hoàn hảo khi chúng ta đang còn là người phàm phu.

Muốn đến được Thánh Vị thì quý vịphải không ngừng chỉnh sửa chính mình. Nhưng muốn sửa thì cần phải thấy được cái lỗi, thấy được những điểm sai trái.

Khi tu hành có nhiều lỗi thô thì ta thấy, nhưng có nhiều lỗi vi tế, nhỏ nhặt thì ta bị cái thói quen, cái nghiệp nó che nên ta sẽ không thấy. Nhưng người có trí tuệ hơn sẽ thấy, khi thấy họ chỉ lỗi chính là họ đang giúp ta hoàn thiện.

Quả báo của việc chỉ trích, nói xấu người khác

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, khi quý vị chỉ lỗi để giúp bạn đồng tu hoàn thiện thì tránh rơi vào trường hợp là đang « Chỉ trích ».

Chỉ trích là gì? 

Chỉ trích là chỉ ra lỗi lầm và sau đó phê bình, chê trách.

Thường thì với người không tu ít trí tuệ thì sự chỉ trích dễ bị kẹt trong sự tăng bản ngã, tăng sự ngạo mạn, thấy mình hơn người.

Và sự chỉ trích nhiều khi không phải để giúp người hoàn thiện, tốt đẹp hơn mà sự chỉ trích chỉ lộ vẻ sân giận, thiếu bình tĩnh, mất từ bi, thậm chí xem mình như là người giỏi, người hoàn thiện hơn.

Khi quý vị đang tu trong một môi trường nào đó và quý vị là người có trí tuệ hơn, khi thấy lỗi, thấy huynh đệ mình cứ sai phạm hoài mà không biết sửa đổi thì lúc đó hãy chỉ lỗi cho họ, nhưng đều phải dựa trên tinh thần từ bi, vô ngã, thương yêu, muốn huynh đệ mình hoàn thiện.

Chứ ta tránh trường hợp mà sự chỉ lỗi trở thành chỉ trích, để rồi bản thân ta lại tăng thượng mạn, gieo nghiệp xấu, bị tổn phước.

Còn về phía người bị chỉ trích thì quý vị làm họ đau buồn, lo rầu, thậm chí tự ái, hay nỗi sân giận, rồi oán thù, bỏ tu thì rất là đáng tiếc.

Do đó việc phân biệt được sự chỉ lỗi và chỉ trích là điều rất cần thiết và hữu ích với người đang tu.

Tóm lại:

Chỉ trích thường đi kèm với tâm chê bai, phê phán

Chỉ lỗi được khởi đi từ tâm lân mẫn, thương yêu..

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bài kinh: Sáu Pháp hòa kính

Kiến thức 10:30 06/05/2024

Một thời Thế Tôn trú ở Kosambi, tại tinh xá Ghosita. Lúc bấy giờ, các Tỷ kheo ở Kosambi sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi. Họ không tự thông cảm nhau, không chấp nhận thông cảm; họ không tự hòa giải, không chấp nhận hòa giải.

Nhập Không môn vào thế giới Phật

Kiến thức 09:39 06/05/2024

Tu thiền, ngộ được thiền và tu đến mức nhập Không môn là vào cửa Không, thiền sư sẽ thấy mình tan biến vào hư không, tất cả là hư không, lúc đó không còn có ngã, nhơn và thọ giả, nói cách khác, không còn gì, gọi là Niết-bàn được giải thoát.

Xứng đáng là ruộng phước

Kiến thức 08:14 06/05/2024

Một thời, Thế Tôn trú ờ Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika, gọi các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, thành tựu sáu pháp này, Tỷ kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Thế nào là sáu?

Đức Thế Tôn đang có mặt

Kiến thức 15:30 05/05/2024

Bạch Đức Thế Tôn! Đức Thế Tôn có dạy rằng: “Mỗi khi có từ bốn người trở lên tới với nhau, sống với nhau và thực tập theo con đường Giới, Định, Tuệ thì Đức Thế Tôn có mặt ở tại đó”.

Xem thêm