Thứ bảy, 18/06/2022, 10:05 AM

Quả báo của việc chỉ trích, nói xấu người khác

Khi biết người có lỗi, ta đem lỗi đó nói cho người khác nghe là chúng ta đã bị tâm lý bí mật đó chi phối. Cái tâm luôn cho rằng, hễ người khác dở tức mình giỏi, là tâm hơn thua, tâm kiêu mạn, tâm này rất ghê gớm.

Chỉ trích tức là công kích gay gắt, rêu rao lỗi của người đó ra cho mọi người biết. Trường hợp này xuất hiện khi chấp ngã nặng, từ bi ít. Tại sao khi từ bi ít, chấp ngã nặng, chúng ta sẽ có hành vi chỉ trích người khác khi người đó có lỗi? Đơn giản là vì ta luôn luôn muốn hơn người khác. Đó là tâm lý bí mật. Thay vì muốn làm cái gì hơn người khác, ta chờ người khác có lỗi để ta hơn.

Người ta phạm lỗi gì mà ta không phạm, tức là ta hơn người. Muốn chứng tỏ cho mọi người biết ta hơn người khác thì ta phải chỉ trích. Tâm lý đó rất bí mật. Đó là lý do tại sao người ta thường hay nói xấu nhau. Khi biết người có lỗi, ta đem lỗi đó nói cho người khác nghe là chúng ta đã bị tâm lý bí mật đó chi phối. Cái tâm luôn cho rằng, hễ người khác dở tức mình giỏi, là tâm hơn thua, tâm kiêu mạn, tâm này rất ghê gớm.

Chỉ trích nghĩa là đem lỗi của người khác nói rộng rãi cho nhiều người biết, với một cái tâm có thể nói là ác độc. Vì khi nói lỗi của người khác ra ngoài, mình sẽ làm mất danh dự của họ, còn làm cho người ngoài thoái tâm. Điều này rất nguy hiểm.

Tại sao con người thích nói xấu sau lưng người khác

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chẳng hạn, có Phật tử hỏi một Thầy: “Trong chùa này có ai giỏi nữa hay không?” Người đó suy nghĩ một lát thấy không có ai giỏi hết, nên im lặng, không trả lời. Sau này nghĩ lại, người ấy vô cùng hối hận. Bởi người ấy thấy các Huynh đệ của mình giỏi hơn mình rất nhiều. Có những điều Huynh đệ làm được mà mình lại không làm được. Sở dĩ lúc đó người này không thấy ai giỏi hết vì bị kiêu mạn che tâm. Khi nào khiêm hạ, chúng ta mới thấy được ưu điểm của người khác.

Chúng ta tránh chỉ trích vì sự chỉ trích luôn luôn xuất phát từ tâm bất thiện; vì nói xấu người khác, làm tổn thương danh dự của người khác, quả báo sẽ khá nặng. Rồi sau này, chúng ta cũng sẽ phạm đúng những lỗi lầm đó hoặc sẽ không làm được nhiều việc tốt cho Phật sự, không có uy tín để giáo hóa rộng rãi. Nếu làm cho người này người kia mất hết uy tín, mất hết danh dự thì chúng ta sẽ không có phước, không làm được những việc lớn lao cho Phật pháp. Vì người làm được những việc lớn trong Phật pháp phải là người có nhiều phước.

Trong đó, cái phước lớn nhất là có uy tín, có danh dự. Bởi vậy, làm tổn hại danh tiếng của người khác, chúng ta sẽ không tạo được danh tiếng cho mình. Mặt khác, chúng ta thường hay bệnh hoạn, bị những tai nạn ngăn trở, không thành công trong cuộc đời. Quả báo của việc chỉ trích, nói xấu tưởng đơn giản nhưng thực ra rất nặng nề.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm