Sự khổ là đương nhiên và hạnh phúc là tương đối
Nhờ hành trình dài gian nan, Đức Phật đã nhận ra hình ảnh ở bốn cửa thành cũng chính là sự khổ phổ biến của thế gian, mọi kiếp người, nói cách khác người nhận ra khổ là đương nhiên. Có thân, có nghiệp có khổ. Khổ là một hằng định.
>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc
Đức Phật giác ngộ và lần lượt hệ thống một phần ánh sáng chân lý trong các giảng huấn kinh điển và phi kinh điển, trong đấy “Tứ Diệu Đế” là căn bản của căn bản: thấy khổ, phân tích và diệt khổ. Sự giải thoát tư tưởng chính là hành trình diệt khổ công phu của người con Phật, giải quyết căn cơ bài toán nhân sinh. Phật nhìn thấu suốt và hoạch định con đường giải thoát không khác trong một cuộc phẫu thuật lớn (đại phẫu). Chấp nhận cuộc đại phẫu ấy nhân sinh thoát khổ thay vì điều trị theo triệu chứng triền miên.
Có ngộ nhận cho rằng thấy sự khổ đương nhiên, người con Phật trong hiện tiền không có hạnh phúc vì khổ trong một bể lớn khôn cùng, sướng vui làm gì có? Thân giả tạm, đời giả tạm, hết thảy giả tạm, hạnh phúc chỉ có ở cõi cực lạc?
Đấy là ngộ nhận lớn. Bản thân hành trình tu tập dung chứa hạnh phúc ngay hiện tại, một hạnh phúc tương đối như phần thưởng cho công hạnh, phước báo. Khi hành tập theo giáo lý, giữ giới, phục vụ chúng sinh cư sĩ Phật tử và tu sĩ Phật giáo nhận được không gian sống thân thiện, cuộc sống lành mạnh, gia đình yên ổn hài hòa, cuộc mưu sinh thuận lợi. Đương nhiên có những nghịch cảnh, nhưng cơ bản người tu sẽ có phước báo ở hiện tại tương ứng với công phu tu tập, và đấy là quy luật.
Bạn không tin rằng người Phật tử hay tu sĩ hòa ái với mọi người, mở lòng, sẽ không được cộng đồng thân ái đáp lại?
Bạn không nghĩ rằng phu thê thủy chung như giới cấm, sẽ không nhận được tình yêu ấm áp?
Bạn không nghĩ rằng bạn bè trung thực, hiền nhẫn, không khăng khít thân ái?
Bạn không nghĩ rằng Phật tử, tu sĩ, công dân đạo hạnh tốt, lại không nhận được thái độ tương ứng của nhà đương cục?
Bạn không nghĩ rằng nhà kinh doanh có lòng tin Phật và công hạnh tốt sẽ nhận được sự hợp tác hiệu quả của đối tác và ủng hộ của khách hàng
Hạnh phúc tuyệt đối, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, thành tựu đạo quả, vãng sanh, viên mãn... ở nơi có khi rất xa tùy duyên nghiệp mỗi sinh mệnh và nỗ lực tự thân. Nhưng trước khi thấy mùa màng bội thu, cây trĩu quả; nhà nông hoàn toàn có thể nếm trải hạnh phúc khi ngắm hoa đẹp trên cành tươi tốt.
Hạnh phúc trong hiện tại, dưới mỗi bước chân từ ái. Đấy là sự thực.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Kiến thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm