Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 22/07/2021, 11:56 AM

Sự may mắn sinh vào thời Hiền Kiếp thiên Phật

Đối với chúng sinh trong thời mạt pháp, việc phát nguyện và duy trì tu tập là vô cùng quan trọng, nhằm trưởng dưỡng trí tuệ thông qua tu tập, suy ngẫm và thiền định về nghệ thuật đạt được giác ngộ tức thời, kết quả của tỉnh thức và tự thân chứng ngộ tự tính tâm.

Theo Phật giáo Đại Thừa, chúng ta đang sống trong thời Hiền Kiếp. Trong thời Hiền Kiếp này, một nghìn Đức Phật sẽ thị hiện và dẫn dắt chúng sinh đạt giải thoát. Tính đến nay, trong Hiền Kiếp Cát Tường này, ba Đức Phật quá khứ đã thị hiện và chúng ta đang sống trong thời Đức Phật thứ tư.

Theo nguyên lý Phật giáo cơ bản, tuổi thọ của chúng sinh biến đổi theo cộng nghiệp và biệt nghiệp. Khởi đầu của nền văn minh, mọi chúng sinh đều tốt, trong sạch, đức hạnh, thông minh và nhờ đó cũng xinh đẹp, mạnh mẽ và khỏe khoắn. Thọ mạng con người nhờ đó có thể kéo dài hàng nghìn năm.

Khi loài người phát triển, công đức và phẩm hạnh bị nhiễm ô bởi những hành xử tiêu cực và bất thiện, do vậy tuổi thọ của con người dần dần giảm sút, xuống còn khoản trăm tuổi như hiện tại.

Đức Phật Câu Lưu Tôn (Sangay Khorwajig) thị hiện khi tuổi thọ chúng sinh còn 40 nghìn tuổi; Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni (Sangay Serthub) thị hiện khi tuổi thọ chúng sinh còn 30 nghìn tuổi; Đức Phật Ca Diếp (Sangay Odsung) thị hiện khi tuổi thọ chúng sinh còn 20 nghìn tuổi. Đức Phật thứ tư, Đương Kim Hạ Sinh Phật Thích Ca Mâu Ni, thị hiện khi tuổi thọ của chúng sinh còn một trăm tuổi. Chúng ta là đệ tử của Đức Phật và may mắn còn có cơ hội thực hành giáo pháp của Ngài để tìm cầu giải thoát. Ngài đã tìm ra cách mang lại hạnh phúc trong tâm để chỉ dạy cho nhân loại trên toàn thế giới.

Thời kỳ mạt pháp nghĩa là gì?

Trong thời Hiền Kiếp này, một nghìn Đức Phật sẽ thị hiện và dẫn dắt chúng sinh đạt giải thoát.

Trong thời Hiền Kiếp này, một nghìn Đức Phật sẽ thị hiện và dẫn dắt chúng sinh đạt giải thoát.

Đức Phật là bậc hướng đạo tâm linh của chúng sinh, giáo pháp của Ngài là con đường giác ngộ, và mọi đệ tử của Ngài, dù xuất thế hay tại gia, đều là bạn đồng hành của chúng ta. Phật, Pháp, Tăng được tôn kính là Tam Bảo. Vì sao vậy? Vì khi một người phát tâm nguyện thực hành Phật Pháp, họ tìm đến Phật như chốn nương tựa tuyệt đối và nguồn cảm hứng, tìm đến Pháp như con đường siêu việt dẫn tới giải thoát, và đến Tăng như nguồn cảm hứng cho sự thực hành theo chính đạo.

Đức Phật chỉ dạy cho chúng ta vô số con đường để giải thoát chính mình, bao gồm cả những phương tiện thiện xảo để tức thời thức tỉnh tâm giác ngộ, chẳng hạn như con đường Mật Thừa dẫn tới Đại Toàn Thiện giúp hành giả có thể đạt được giác ngộ ngay trong một đời.

Theo Phật Giáo Kim Cương Thừa, tuổi thọ của chúng sinh ngày càng rút ngắn lại do cộng nghiệp suy thoái đạo đức. Những giáo pháp rèn luyện tâm của Đức Phật càng trở nên lợi lạc và thiết thực hơn, vì chúng sinh giờ đây chỉ có rất ít thời gian để khôi phục đức độ vẹn toàn cũng như tuổi thọ trường sinh của tổ tiên ngày trước.

Bốn tôn tượng Phật của thời Hiền Kiếp (Câu Lưu Tôn Phật, Câu Na Hàm Mâu Ni, Ca Diếp Cổ Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật) được xây dựng bởi Vua Migadippa vào thế kỉ thứ 7 sau Công Nguyên (Myanmar)

Bốn tôn tượng Phật của thời Hiền Kiếp (Câu Lưu Tôn Phật, Câu Na Hàm Mâu Ni, Ca Diếp Cổ Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật) được xây dựng bởi Vua Migadippa vào thế kỉ thứ 7 sau Công Nguyên (Myanmar)

Giới thiệu Kinh Kim Cương

Đức Phật thứ tư của thời kỳ Hiền Kiếp, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, hạ thế vì chúng sinh vào khoảng  năm 566 trước Công Nguyên. Ngài là con của Vua Tịnh Phạn (Shuddhodan) và Hoàng hậu Ma Da (Maya Devi) của vương quốc Bà la môn, xứ Ca Tỳ La Vệ (Kapilvastu) ở Ấn Độ. Ngài đã ban cho chúng sinh đầy đủ giáo pháp, từ Tứ Diệu Đế đến Đại Toàn Thiện, bao gồm Đại Thủ Ấn, Thắng Lạc Kim Cương..., nhờ vậy mỗi chúng sinh có thể tự chọn cho mình một con đường thích hợp để tìm cầu giải thoát. Đức Phật đã khai thị giáo pháp trong suốt bốn mươi chín năm.

Vào năm 35 tuổi, Đức Phật lần đầu tiên chuyển bánh xe pháp và khai thị rất nhiều giáo pháp, chỉ bày Tứ Diệu Đế cho năm đại đệ tử tại vườn Lộc Uyển (Sarnath), Ba Na Lại (Varanasi). Khi Đức Phật khoảng 51 tuổi, Ngài thuyết giảng về trí tuệ siêu việt, con đường hợp nhất của Từ bi và Tính không, trước chúng hội Bồ Tát, minh thần, chư thiên và bốn hàng đệ tử ở đỉnh núi Linh Thứu tại thành Vương Xá (Rajghir). Trong những năm cuối tuổi thập tuần (70), Ngài đã khai thị vô số mật pháp như tantra Kalachakra (Thắng Lạc Kim Cương) cho nhà vua Subhadra và các bậc giác ngộ khác trong vô số cõi tại Đại Bảo Tháp Dhanakata, miền nam Ấn Độ.

Nguyên tác: "Journey to Liberation - A life story of Buddha in Mahayana tradition"

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

“Ta là bậc tôn quý ở đời”

Đức Phật 13:45 03/05/2024

Mỗi mùa Đản sanh về, hàng Phật tử đều hân hoan kính lễ Đức Từ Phụ qua hình dáng một hài nhi bước trên bảy hoa sen, bước cuối cùng dừng lại, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất nói rằng “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”.

Đức Phật luôn luôn hạnh phúc và an vui

Đức Phật 14:17 28/04/2024

Một lần Ngài đang nằm ngủ trên một chiếc giường lót bằng những lá cây khô từ một cây bên đường rụng xuống ở Alavī. Lúc bấy giờ một hoàng tử dòng āḷavaka tên là Hatthaka đi dạo chơi đến đó. Nhìn thấy Đức Phật, anh ta liền hỏi, “Bạch Ngài, Ngài ngủ có được an vui không?”

Đức Phật làm tròn chữ hiếu với mẹ trước khi nhập Niết bàn

Đức Phật 13:54 19/04/2024

Trước khi nhập Niết Bàn, vì báo ân công đức sinh thành, Đức Phật đã diễn nói “Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện” tại pháp hội ở cung trời Đao Lợi để độ thoát cho thân mẫu Ma Da. Như vậy, Kinh Địa Tạng ra đời trước tiên là do lòng hiếu thảo của Đức Phật đối với bậc sinh thành.

Đời sống hằng ngày của Đức Phật

Đức Phật 08:37 17/04/2024

Đức Phật có thể được xem là vị giáo chủ hoạt động tích cực và nhiệt thành nhứt trên thế gian. Ngài luôn luôn bận rộn với công việc đạo pháp trọn ngày, trừ những lúc phải để ý đến vài nhu cầu vật chất. Chương trình hoạt động của Ngài được sắp xếp rất có qui củ và mực thước.

Xem thêm