Thứ ba, 04/06/2019, 20:04 PM

Sự ra đi kỳ lạ của các Thiền sư Việt

"Ta sẽ chẳng quay lại cõi này nữa", Thiền sư Y Sơn vừa dứt lời cây hoa trước sân bỗng rụng hết bông, chim chóc kêu thương bi thảm suốt mấy tuần..

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Sự ra đi nhẹ nhàng của các Thiền sư 

Nhắc đến cái chết thì chắc hẳn chúng ta có phần lo sợ và không muốn đối diện thế nhưng với Thiền sư Giới Không có khác, trước khi mất, ngài gọi đệ tử đến dạy hai lẽ "sống" và "chết" không khác nhau nên đừng có sợ hãi: "Nếu cho sanh và tử khác đường thì lừa cả Thích Ca, Di Lặc", nói xong cười to một tiếng vang động thiền đường, rồi chắp tay qua đời...

Bài liên quan

Nghe Thiền sư thị tịch theo cách đó, vua Lý Thần Tông (ở ngôi 1128 - 1138) và triều thần đều kinh ngạc. Sinh thời sư dùng nước chú rảy lên người bệnh để chữa trị trong nạn dịch lớn năm Đại Thuận thứ 8, mỗi ngày cả ngàn người được chữa lành, nên triều đình kính phục, dân chúng nhớ ơn, môn nhân cùng châu mục Lê Kiếm và phòng sát sứ Hán Đinh làm lễ hỏa táng thâu xá lợi và sai đắp tượng sư để thờ.

Thiền sư Trì Bát cũng vậy, gọi người trong chùa đến đọc kệ:

Có tử ắt có sanh,

Có sanh ắt có tử.

Chết là người đời buồn,

Sanh là người đời vui.

Buồn, vui hai không cùng

Chợt vậy thành kia đây.

Đối sanh tử chẳng để lòng,

Án tố rô tố rô tất rị.

(Hữu tử tất hữu sanh

Hữu sanh tất hữu tử

Tử vi thế sở bi

Sanh vi thế sở hỉ

Bi hỉ lưỡng vô cùng

Hốt nhiên thành bỉ thử       

Ư chư sanh tử bất quan hoài

Án tố rô tố rô tất rị.)

Nói kệ xong, Sư ngồi ngay thẳng mà đi, thọ 69 tuổi. Đệ tử là Thiền sư Tịnh Hạnh, Pháp Nhãn... làm lễ hỏa táng thu xá-lợi xây tháp cúng dường.

Bên cạnh đó còn có nhiều nhà sư cũng tự tại ra đi như thế có thể kể: Ngộ Ấn (1088), Thuần Chân (1101), Đạo Huệ (1172), Bảo Giám (1173), Bổn Tịnh (1176) , Đại Xả (1180), Tín Học (1190)... Có vị không nói kệ mà gọi đồ chúng đến nói vỏn vẹn bốn chữ: "Vô sự! Vô sự!" rồi tịch như ngài Bổn Tịch (1140).

Hay như câu chuyện về Thiền sư Huệ Sinh, niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh thứ năm (1063), Sư sắp tịch, liền họp chúng nói kệ:

Nước lửa ngày hỏi nhau,

Nguyên do chưa thể bàn.

Đáp anh không nơi chốn,

Tam tam lại tam tam.

Xưa nay kẻ tham học,

Người người chỉ vì Nam.

Nếu người hỏi việc mới,

Việc mới, ngày mùng ba.

(Thủy hỏa nhật tương tham

Do lai vị khả đàm.  

Báo quân vô xứ sở 

Tam tam hựu tam tam.      

Tự cổ lai tham học 

Nhân nhân chỉ vị Nam.      

Nhược nhân vấn tân sự     

Tân sự, nguyệt sơ tam.)    

Nói xong, Sư tắm gội, thắp hương, vào giữa đêm lặng lẽ viên tịch. Rồi những câu chuyện khác về sự ra đi kỳ lạ như: Ni sư Diệu Nhân cạo tóc, nấu nước tắm sạch sẽ, ngồi yên thị tịch (1113). Thiền sư Y Sơn trước lúc mất bảo môn đồ: "Ta sẽ chẳng quay lại cõi này nữa", vừa dứt lời cây hoa trước sân bỗng dưng rụng hết bông, chim chóc kêu thương bi thảm suốt mấy tuần chưa dứt (1213).

Sự ra đi kỳ lạ của các Thiền sư Việt 1

Chùa Keo (Thần Quang) nơi thờ thiền sư Không Lộ - viên tịch năm 1119 để lại bài kệ Ngôn Hoài nổi tiếng trong lịch sử văn học Việt Nam với câu cuối, tạm dịch: "Có lúc thẳng lên đầu núi thẳm - cất tiếng cười vang lạnh đất trời".

Thiền sư Pháp Loa (Đồng Kiên Cương) nối pháp Phật Hoàng làm nhị tổ của phái Trúc Lâm nằm im không thấy nói gì, đệ tử của ngài đến thưa thỉnh, hỏi ngài: "Các thầy trước khi mất đều có bài kệ dạy đệ tử mà sao ngài không có?". Ngài quở trách họ quá "chấp", ngồi dậy bảo họ đem bút giấy lại cho mình để tự tay viết một bài kệ bốn câu, tạm dịch "Vạn duyên đều cắt, thân nhàn vậy/Hơn bốn mươi năm giấc mộng dài/Nhắn bảo người đời đừng hỏi nữa/Bên trời lồng lộng gió trăng đây!". Viết xong, ném bút xuống đất, an nhiên thị tịch như chẳng có chuyện gì xảy ra!

Sự ra đi kỳ lạ của các Thiền sư Việt 2

Tượng thiền sư Pháp Loa, người được cho rằng viết kệ xong ném bút rồi an nhiên thị tịch.

Thiền sư Đức Minh sau khi viên tịch đã tỏa mùi hương thơm ngát

Thiền sư Đức Minh, người làng Bối Khê, huyện Thanh Oai, người đời gọi là Thánh Bối, đi vân du từ năm 15 tuổi, sau về chùa Tiên Lữ suốt 10 năm (tức chùa Trăm Gian lập từ đời Lý Cao Tông 1185 trên ngọn đồi 50m). Sư đắc đạo và nắm nhiều quyền năng siêu nhiên, rất giỏi phép thần thông, vua Trần nghe danh mời về chùa Trường An.

Bài liên quan

Những hành trạng ích nước lợi dân của sư ghi qua hai câu đối: "Bắc quốc chí kim kinh nộ vũ/Nam phương tự cổ vọng tường vân" (nghĩa là: Bắc quốc đến nay còn sợ trận mưa giận dữ/Phương Nam từ xưa vẫn ngóng đám mây lành) xuất phát từ câu chuyện lưu truyền và ghi lại qua tài liệu Những ngôi chùa nổi tiếng của GS Nguyễn Quảng Tuân: "Khi quân Minh xâm lược nước ta vào thế kỷ XV, có một toán giặc kéo tới phá tháp đốt chùa. Trước việc làm tàn ngược ấy, Đức Thánh Bối mới nổi giận hóa phép làm ra một trận mưa dài suốt ba ngày đêm, nước đỏ như máu, dâng cao tới ba thước dìm chết hết lũ giặc. Sau đó một đám mây năm sắc (tường vân) hiện trên nền trời, xóm làng lại khô ráo, mùa màng cây cỏ lại tốt tươi như cũ".

Lúc đã hơn 90 tuổi, sư trở về chùa núi Tiên Lữ cho xây mới chùa ấy. Cuốn Thiền sư Việt Nam của Hòa thượng Thích Thanh Từ kể: "Lúc chùa đang xây dựng, sư đi guốc gỗ qua lại trên cây kèo xem thợ làm, đi lại bình thường như đi trên đất. Thợ thầy trông thấy đều bái phục thần thông của sư. Sư tuổi đã 95, một hôm vào ngồi trong am gỗ, gọi chư tăng đến bảo: "Nay ta đã hết trần duyên sẽ tịch. Các con đóng cửa am lại, sau ba tháng mở ra, nếu thấy mùi thơm thì để thờ, nếu thấy hôi thối thì đem táng ở ngoài đập". Nói xong, sư liền ngồi yên thị tịch.

Sau 100 ngày, chư tăng mở cửa am, nghe mùi hương thơm phức, mọi người liền làm lễ phụng thờ". Dân chúng xã Bối Khê và quanh vùng lập đền thờ sư, hằng năm cứ ngày 12 tháng Giêng mở hội tế lễ linh đình trang trọng...

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Thành kính tri ân Mẹ hiền Quán Thế Âm

Kiến thức 08:36 18/03/2025

Dưới tòa sen vàng con lạy Bồ-tát Quán Âm. Ngài đã cho con niềm tin yêu giữa cuộc đời. Quán Âm Bồ-tát hiệu viên thông, mười hai nguyện lớn rộng mênh mông, cứu vớt chúng sinh qua cơn khổ nạn từ bi độ đời…(Lạy Phật Quan Âm - Hàn Châu).

Phổ Môn giải thoát

Kiến thức 16:30 17/03/2025

Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm

Kiến thức 10:00 17/03/2025

Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

Kiến thức 10:00 13/03/2025

"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Xem thêm