Sự sinh tồn của các cảnh giới
Thật dể dàng để biết về cảnh giới súc sanh bởi vì chúng ta có thể nhìn thấy nhiều hình thái động vật và dể hiểu sự khổ đau của chúng. Tuy nhiên, ngoại trừ con người và động vật, còn có nhiều hình thái khác của chúng sanh chẳng hạn như ngạ quỷ.
Thật dể dàng để biết về cảnh giới súc sanh bởi vì chúng ta có thể nhìn thấy nhiều hình thái động vật và dể hiểu sự khổ đau của chúng. Tuy nhiên, ngoại trừ con người và động vật, còn có nhiều hình thái khác của chúng sanh chẳng hạn như ngạ quỷ.
Ngạ quỷ.
Preta là thuật ngữ Saskrit và đôi lúc được dịch là quỷ đói. Những khổ đau thông thường nhất của chúng là luôn luôn sống trong tình trạng đói khát, là kết quả của nghiệp, những hành động và chúng đã gây tạo trong nhiều kiếp trước. Chúng vĩnh viễn không thể tìm thấy thậm chí một giọt nước để uống và đời sống của chúng trãi qua khổ đau triền miên vì chết khát. Hơn nữa, bất kể cố gắng tìm kiếm bao nhiêu, chúng cũng không thể kiếm được ngay cả một miếng thức ăn nhỏ nên phải trãi qua sự đói bụng cực độ. Chúng mang nhiều đau khổ khác nhau. Trước hết, mặc dù thấy hồ nước đẹp, nhưng chúng bị chướng ngại trong việc tiếp xúc vì sợ hải, bị những cản trở do nghiệp đã tạo tác—chướng ngại tâm thức, biểu hiện của ngạ quỷ, nghiệp đã gây tạo trong đời trước. Những chướng ngại này có các thân thể kiếp sợ giống như những cảnh tượng chúng ta gặp phải trong cơn ác mộng, cũng đều do nghiệp cảm tạo ra. Vì thế, mặc df ngạ ngủy nghỉ rằng mình chắc chắn đã tìm thấy một ít nước, nhưng chúng không thể tiếp cận được.
Một số ngạ quỷ không gặp phải những cản trở nhưng khi tiếp cận một nơi mà chúng đã thấy nước từ xa, thì nước cũng hoàn toàn không xuất hiện hoặc biến thành cái ao bẩn thỉu với máu mủ, phân giải mà ngay cả ngạ quỷ cũng không nuốt nổi.
Thậm chí nếu điều này không xảy ra và một ngạ quỷ nổ lực có được một giọt nước trong miệng của mình, bởi vì nghiệp đời trước của nó, những hành động đã tạo tác qua vọng tưởng, thì miệng của nó vẫn trở thành chất độc và nước không xuất hiện. Hơn nữa, bởi vì nghiệp của chúng miệng của nhiều ngạ quỷ rất nhỏ, giống như lổ kim, vì vậy, dù có nổ lực đến đâu thì nó cũng không thể đưa bất cứ thực phẩm nào vcaof bụng mình. Ngay cả khi thức ăn hoặc nước uống tiếp cận với bao tử của ngạ quỷ, thì nó sẽ biến thành những ngọn lửa phừng phực, giống như dầu đổ vào lửa, và gây cháy bỏng rất tồi tệ. Do đó, ngạ quỷ phải chịu nhiều đau khổ trong việc không tìm thấy thức ăn, nước uống hoặc gặp phải nhiều trở ngại khác này và kết quả là luôn luôn đói khát. Thân của chúng trông rất kinh tởm—rất xấu xí, nhăn nhéo và khô nứt, tay chân yếu ớt, cổ nhỏ và bụng phìn to.
Nhiều loại ngạ quỷ, như có loài sống bằng khứu giác và có loài tìm kiếm thức ăn ở những nơi khác nhau, sống trong cỏi người. Những người thực tập Du-già—các thiền sinh cấp tiến, người đã đạt được những nhận thức cao hơn và có những năng lực chắc chắn về tâm—và ngay cả những người bình thường có chánh nghiệp cũng đã kẻ nhiều câu chuyện về việc trông thấy ngạ quỷ ở nhiều vị trí khác nhau trên trái đất này.
Ví dụ, dạo này, chúng ta thấy hình ảnh những đứa bé đói khát ở châu Phi, nơi mà bụng của chúng phìn to, tay chân trơ xương, da của chúng đổi màu và khô nứt. Mặc dù khổ đau của chúng là rất nhỏ so với ngạ quỷ, nhưng chúng ta có thể thấy đó là một sự phản ảnh về những gì mà quỷ đói phải chịu đựng. Tất nhiên, ngạ quỷ cũng trãi qua nhiều đau khổ khác.
Địa ngục.
Có những chúng sanh sống trong địa ngục (narak). Như một kết quả được tạo tác bởi vọng tưởng, chúng phải trãi qua hai khía cạnh nóng và lạnh cực độ, giống như sự thiêu đốt liên tục lập đi lập lại trên bãi sắt nóng hừng hực. Chúng sanh trong cảnh giới địa ngục không cần cha mẹ như chúng ta; chúng được sinh ra ở đó một cách tự nhiên. Ví dụ, nếu một người gây taoh nguyên nhân để sinh ra trong địa ngục ở đời sống kế tiếp của mình, ngay sau khi chết, bởi vì khả năng sinh ra ở đó là tất yếu, nên tâm anh ta hướng thẳng vào trạng thái trung gian làm chúng sanh trong địa ngục mà không cần đến cha mẹ, tự nhiên sanh vào cảnh giới ấy, và trong cách tương tự, chúng ta đi vào giấc mơ sau khi ngủ say. Tuy nhiên, không giống như địa ngục mà kinh thánh của Cơ Đốc giáo mô tả, đây không phải là một trạng thái thường hằng; tuy nhiên, người ấy vẫn phải sống trong khổ đau cực độ qua một thời gian dài, cho đến khi kết quả của các hành động kiếp trước chấm dứt. Khi thời hạn xác định theo nghiệp cảm khổ đau trong cảnh giới đó hoàn mãn, thì tâm của người ấy đầu thai vào cảnh giới khác, tùy theo nghiệp đã gây tạo từ kiếp trước của mình. Vì vậy, nó hoàn toàn phụ thuộc vào nghiệp, nhưng không có nghĩa nếu đầu thai vào địa ngục, thì bạn phải sống ở đó mãi mãi.
Các chúng sanh trong địa ngục nóng bức phải chịu đựng nhiều trạng thái bao quát khác nhau của khổ đau kinh khủng. Họ phải sống trên nền sắt cháy đỏ nóng hừng hực trong khi nhìn rất đáng sợ, những chướng ngại do nghiệp tạo ra băm chúng thành từng mảnh, hoặc tự nhiên chúng nhận thấy mình bị trói buộc trong lò lửa giống như ngôi nhà bốc cháy hừng hực mà không có cửa nẻo và phải trãi qua khổ đau kinh khủng cho đến khi nghiệp do các hành động tạo tác của họ từ kiếp trước được chấm dứt. Hoặc họ có thể nhận thấy mình ở trong một bình nước sôi khổng lồ, bị đun nấu như nấu cơm. Khi những khổ đau này chấm dứt, thì các chúng sanh ấy đột nhiên đầu thai vào nơi chốn bị gươm giáo bao phủ khiến họ không thể đi bất cứ nơi đâu mà chân tay của họ không bị cắt đứt.
Khi chúng ta mơ ước sống trong một đất nước bình yên hoặc trong một ngôi nhà đẹp hoặc khổ đau, nơi hèn hạ, thì không có nghĩa một ai đó đã kiến tạo những nơi chốn này cho chúng ta; mà đó là quan điểm nghiệp lực của chính bản thân mình. Nó giống như những kinh nghiệm của các chúng sanh trong địa ngục: sống ở nơi nóng bức, trong ngôi nhà bịt bùng không có cửa nẻo, trong các bình nước sôi v.v, tất cả đều do ảo tưởng nghiệp lực tức kết quả của các hành động do vọng tưởng tạo nên trong nhiều kiếp trước.
Vì vậy, những khổ đau chủ yếu trong địa ngục là nóng bức và lạnh giá; ngoài những đau khổ nóng bức được trình bày tóm lược ở trên, còn có những đau khổ cùng cực trong địa ngục băng giá. Sau khi đời sống của thú vật hoặc con người, một chúng sanh do nghiệp đầu thai và địa ngục băng giá chấm dứt và đột nhiên sinh vào một nơi hoàn toàn tối đen tràn đầy núi băng với thân thể trở nên băng giá, như thịt ở trong tủ lạnh. Có khổ đau kinh khủng: thân không thể cử động bởi vì nó bị dín mắc vào các kẻ hở của tảng băng hoặc kẹt dưới các núi băng tuyết, nó chia chẻ và phát triển hàng ngàn vết nứt, biến thành màu xanh, màu đỏ và bị nhiều côn trùng đục khoét phá hoại, trong khi nhiều chúng sanh khác do nghiệp dẫn dắt, giống như nhũng con chim vững chãi có mõm rất dài đến để mổ và ăn thịt cơ thể ấy. Vì vậy, sự đau khổ đáng kinh sợ.
Tuy nhiên, bất cứ nơi nào có khổ đau, tất cả những điều kiện này không do người khác tạo ra hoặc sắp đặt; chúng là những tạo tác do chính tâm của chúng sanh đó. Loại tâm nào tạo nên những nơi khổ đâu như vậy mà trong đó những chúng sanh được đầu thai và chịu khổ, rồi chết, vã lại, nơi ấy biến đổi và trở thành nơi khổ đau khác? Loại tâm đó là tiêu cực, không có đức hạnh—tâm vô minh, sân hận, chấp thủ, kiêu mạn, đố kỵ và các vọng tưởng khác; như những nơi khổ đau do tâm tiêu cực tạo ra.
Súc sanh
Trong loài súc sanh, có nhiều thứ khổ đau. Động vật được con người nuôi dưỡng có thể có cuộc sống ít tốt hơn vì phụ thuộc vào những người chăm sóc chúng; nói chung, những con thú như vậy có cơ may ít hơn so với những con sống ở môi trường hoang dã. Những súc sanh sống dưới biển và trong rừng trãi qua nhiều khổ đau, mà khổ đau không thường nhất là bị loài khác ăn thịt.
Thậm chí những côn trùng nhỏ bé mà mắt thường khó thấy rõ cũng bị những côn trùng khác ăn thịt, ngay cả các động vật lớn hơn như voi và cọp hoặc những động vật khác sống dưới nước như cá voi và cá mập cũng bị những loài khác tấn công và ăn thịt. Trong các niên đại trước, thậm chí có những động vật lớn hơn sống trên đất liền và dưới biển cũng bị những sinh vật nhỏ hơn tấn công và đục khoét để ăn thịt. Vì vậy, ngay cả những động vật to lớn cũng bị những sinh vật nhỏ giết chết; mỗi con thú đều có kẻ thù tự nhiên có thể giết và ăn thịt nó. Hơn nữa, chúng cũng chịu đựng những đâu khổ chung của nóng lạnh và đói khát. Ngoài ra, mỗi con thú đều có khổ đau riêng biệt của nó tùy theo từng loài.
Vì thế, tất cả chúng sinh đó—súc sanh, ngạ quỷ và địa ngục—không có tự do như con người; con người có nhiều tự do hơn các chúng sanh sống trong những cảnh giới thấp hơn. Những thú vật sống tronbg rừng hoặc dưới biển luôn luôn lo sợ—chúng không có niềm vui tự do và cách thức để hưởng lạc cuộc sống như con người. Đó là lý do tại sao mà các cảnh giới thấp hơn—cảnh giới của sác sanh, ngạ quỷ và địa ngục—được gọi ác đạo; đó là những cảnh giới khổ đau.
Cõi trên
Đối với các cõi trên, không chỉ cõi người, mà còn có cõi trời và A-tu-la, sự khoái lạc của họ lớn hơn cõi người. Cõi nước, thức ăn, áo quần và mọi thứ khác của họ phong phú và tinh khiết hơn những thứ trong cõi người, trên thực tế, không thể nào so sánh được. Tuy nhiên, tâm của những chúng sanh đó bị chấp thủ chiếm hữu với các đối tượng cảm giác đến nổi họ không có cơ hội nhìn thấy khổ đau theo cách như con người.
Trong tất cả loài người: chúng ta thấy một số người có nhiều vui sướng, trong khi số khác lại có nhiều đau khổ. Chư thiên không có cơ hội thực hiện để phát triển trí tuệ hiểu biết bản chất của khổ đau bởi vì họ được bao quanh bởi rất nhiều những lạc thú và sở hữu, có hàng trăm bạn bè và kinh qua rất ít các vấn đề trong cuộc sống của họ. Bởi vì chấp thủ và bất lực để thấy rõ khổ đau hoặc nhận thức bản chất của khổ đau, nên họ không có cơ hội để thực tập giáo pháp.
Cuộc sống của A-tu-la trong nhiều cách tương tự với cuộc sống của chư thiên trong đó họ thừa hưởng sự giàu có tương đương, nhưng có những tác hại hơn về bản chất và tâm của họ cũng ngu xuẩn hơn chư thiên. Cũng có các hình thái khác của chư thiên, hoặc trời trường thọ, trong cảnh giới không có hình dáng rõ rệt, nơi mà họ không có cơ hội để thực tập giáo pháp bởi vì họ không có ý thức về sự sống chết.
Vì thế, trong các cảnh giới thấp hơn cũng như trong cõi trời và cõi A-tu-la, chúng sanh không có cơ hội để thực tập giáo pháp. Chỉ có ở cõi người cho chúng ta cơ hội tương đối dẽ dàng để thực tập giáo pháp, lãnh thụ toàn bộ phương thức và nhanh chóng chứng đắc giác ngộ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Phật giáo thường thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?
Phật giáo thường thức 15:05 22/11/2024Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?
Có phải con đang né tránh bài học của pháp không?
Phật giáo thường thức 13:00 22/11/2024Con thấy được những ràng buộc nơi tâm và thân trong đời sống gia đình, nên con không muốn kết hôn, không muốn bị ràng buộc. Những nhân duyên đến để con hình thành một mối quan hệ tình cảm thì con thường tìm cách thoát khỏi trước khi mối quan hệ có thể bắt đầu.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Phật giáo thường thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Xem thêm