Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 22/07/2019, 18:22 PM

Sự thật về tảng đá nổi được trăm người tranh nhau vái lạy ở chùa Ông, Long An

Hơn một năm qua, nhiều người tin tảng đá nổi vớt từ kênh Nước Mặn (hiện đặt ở chùa Ông) có khả năng chữa bệnh nên tìm về chiêm bái. Chúng tôi đã đến tận nơi để tìm hiểu.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc

Tảng đá được thờ một cách trang nghiêm. Câu đối được treo góc khuất bên trái.

Tảng đá được thờ một cách trang nghiêm. Câu đối được treo góc khuất bên trái.

Người dân đồn thổi đá chữa được bệnh

Bài liên quan

Chùa Đá nổi hay còn gọi là chùa Ông nằm cách bến phà kênh Nước Mặn chưa đầy 100m (ấp Chợ, xã Long Hựu Đông, H. Cần Đước, Long An). Gọi là chùa theo cách gọi quen thuộc của người dân chứ nơi đây chỉ thờ Quan thánh Đế quân chứ không thờ Phật.

Chúng tôi đến trước cồng chùa, nhìn vào bên trong. Ở góc bên phải, một tảng đá lớn được dựng đứng, bên trên khoác một tấm áo choàng. Phía trước tảng đá là nhang đèn và hoa quả thờ cúng. Bên trái của tảng đá một câu đối với nội dung "Đá nổi trên sông lòng thành long hổ - Phật thiền hiển hiện chúc phúc vạn dân", được treo ở vị trí khuất.

Ngôi chùa vắng vẻ. Phải một lúc rất lâu mới có một phụ nữ lớn tuổi tiếp chúng tôi. Bà là bà Tám phụ trách công việc bếp núc trong chùa. Bà cho biết, những người có trách nhiệm trong chùa đi vắng.

Trò chuyện với chúng tôi, bà Tám kể lại chiếu ngày 13/1/2018, anh Bùi Văn Hòa nhà ở sát bờ kênh Nước Mặn, nhìn xuống dòng nước phát hiện một vật thể nổi lềnh bềnh. Cứ ngỡ là cục mút xốp nên anh đã nhảy xuống vớt. Khi đã chạm đến vật thể lạ anh mới biết đó chính là một cục đá đang nổi và trôi trên mặt nước.

Cổng chùa Đá nổi (còn gọi là chùa Ông)

Cổng chùa Đá nổi (còn gọi là chùa Ông)

Anh Hòa gọi thêm anh Dũng cũng ở gần đó cùng đến kéo lên nhưng không được. Cả hai người cùng ngồi lên trên, hòn đá vẫn không chìm và tiếp tục trôi. Anh Hòa tri hô kêu gọi mọi người đến vớt. Hơn 20 thanh niên lực lưỡng dùng dây kéo hòn đá mới lên được bờ. Thì ra đây là một tảng đá lớn có trọng lượng ước tính khoảng hơn 600kg. Bà con ở gần kéo đến nườm nượp và đề xuất nên đưa khối đá vào chùa Ông, cách đó chừng 20m.

Ông Tô Văn Thường, ngoài 80 tuổi là đại diện Ban Hội hương chùa Ông được mời đến, đã chiều lòng bà con thắp nhang khấn vái xin được để tảng đá trong chùa. Sau đó tảng đá được đưa vào sân chùa và suốt đêm hôm ấy, kẻ quay phim người chụp hình lan truyền tin tức.

Quả nhiên, sáng hôm sau không kể dân địa phương còn có rất nhiều người ở nơi khác tìm đến. Họ đứng trước tảng đá vái lạy cầu khẩn một cách rất thành tâm. Cuối cùng họ dùng tay vuốt vào tảng đá rồi dùng bàn tay đó chạm vào một vị trí trong cơ thể mình.

Vị trí vớt đá nổi

Vị trí vớt đá nổi

Thì ra, họ tin tảng đá có khả năng chữa được bệnh. Người đau phổi họ đưa tay vào ngực, người đau đầu họ đưa tay vào đầu, có nghĩa là đau vị trí nào sẽ vuốt vào vị trí đó.

Tảng đá vẫn để ngoài sân chùa Ông. Người chiêm bái càng lúc càng đông. Có những người ở miền Trung, miền Bắc tìm vào. Cả khu vực chùa Ông đông như trẩy hội... Người hiếu kỳ đã đông, người muốn chữa bệnh cũng không ít. Người ra kẻ vào tấp nập suốt cả ngày đêm.

Câu chuyện hoang đường

Bà Tám

Bà Tám

Do nhiều người tìm đến làm náo loạn quả khu vực ấp Chợ nên chính quyền địa phương yêu cầu đưa tảng đá về UBND xã để nhờ các cơ quan chức năng thẩm định. Tuy nhiên - bà Tám cho biết thêm - người dân ấp chợ và cả ban Hội Hương chùa Ông phản đối kịch liệt. Quan điểm của bà con và của chùa là tảng đá nổi trên mặt nước đi khắp nơi nhưng không ai thấy. Chỉ khi đến kênh Nước Mặn bà con mới phát giác ra thì đây là cái duyên của vùng này nên phải để lại tảng đá lại cho chùa.

Bà Tám kể tiếp, hơn 100 năm trước cũng trên Kênh Nước Mặn này bà con vớt được tượng Quan Thánh bằng đá đưa về dựng thành chùa Ông để thờ. Vì vậy, việc tảng đá nổi được vớt lên đưa vào chùa cũng là điều dễ hiểu.

Chính quyền địa phương không đưa tảng đá về trụ sở nhưng yêu cầu nhà chùa phải khóa kín cổng không cho người dân tiếp cận cúng bái.

Chúng tôi rời chùa đi về phía nhà dân. Theo lời một số người dân nơi đây thuật lại, tảng đá đưa về chùa thì có nhiều thông tin xuất hiện. Tất cả đều là tin đồn, tảng đá chảy máu, tảng đá có khả năng chữa bệnh...

Bài liên quan

Thực ra, bà con cho biết, trong quá trình di chuyển tảng đá từ dưới nước vào chùa một người bị đứt tay, máu chảy dính vào đá khiến nhiều người tung tin đá chảy máu. 

Những người đến nhờ đá chữa bệnh đều là những người ở xa. Hầu như ở địa phương không ai chữa bệnh theo cách này. Có những trường hợp đi để cầu may, không đi cũng bệnh mà chết nên còn chút hi vọng nào họ cũng tìm đến. 

Hiện nay lượng người viếng chùa để cầu xin đá chữa bệnh đã vơi đi nhiều. Tảng đá cũng đã được chùa đưa vào vị trí trang trọng hơn. Sân chùa đã lợp mái để đá không bị mưa nắng. 

Nguyễn Việt Cường (Bí thư Huyện ủy huyện Cần Đước) cho biết trên Dân trí: 'Chúng tôi đã mời các cơ quan hữu trách của tỉnh đến xem xét thực chất hòn đá lạ là vật chất gì. Bước đầu các ngành chức năng đã xác định được đây là dạng đá bọt biển, loại đá hình thành từ dung nham núi lửa, có chứa nhiều bọt khí bên trong.

Loại đá bọt biển này ở Việt Nam có rất nhiều. Đá này khi khô rất nhẹ, xuống nước sẽ nổi trên mặt nước. Có thể hòn đá này trôi nổi khắp nơi nhưng không ai để ý, đến khu vực xã Long Hựu Đông thì người dân vớt được. Chuyện này rất bình thường. Đá không thể trị được bá bệnh, người dân không nên tin vào những thông tin thất thiệt'.

Theo vietnamnet.vn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Huyền tích Phù Sơn tự

Chùa Việt 11:16 04/11/2024

Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang. 

Ngôi chùa nằm giữa lưng chừng trời

Chùa Việt 20:34 03/11/2024

 Ngôi chùa Khmer mang tên Phnom Ta Pa nổi danh bởi vẻ đẹp độc đáo và tọa lạc trên ngọn núi Tà Pạ (xã Núi Tô, H.Tri Tôn, An Giang), với độ cao 45 m so với mặt đất.

Ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nam, nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý giá

Chùa Việt 09:15 03/11/2024

Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá từ triều Vĩnh Thịnh năm thứ 6.

Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm

Chùa Việt 14:07 01/11/2024

Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.

Xem thêm