Sức lan tỏa mạnh mẽ từ phong trào chép Kinh Địa Tạng tại ngôi chùa hơn 1000 năm tuổi ở Hà Nam
Một quyển kinh chép tay, được sư thầy trụ trì chùa Địa Tạng Phi Lai ví von có giá trị như cả trăm triệu tiền xây dựng. Như vậy chúng ta đời này, dù sinh vào cảnh nghèo khó, vẫn có cơ hội để công đức xây dựng chùa bằng hình thức chép kinh.
Lễ thỉnh đặt 49 nghìn kinh chép tay vào tháp Địa Tạng tại chùa Địa Tạng Phi Lai
Năm 2018, Đại đức Thích Minh Quang – trụ trì chùa Địa Tạng Phi Lai (Hà Nam) đã phát động phong trào chép Kinh Bổn Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng trong sự kiện Lễ Vu Lan tại bản tự. Tính đến nay sau gần 2 năm, số lượng số lượng Phật tử trong và ngoài nước hưởng ứng vô cùng đông đảo, lượng kinh chép tay gửi về chùa đã lên tới hơn 5 vạn quyển.
Để hiểu hơn về ý nghĩa, mục đích cũng như mang đến những thông tin cụ thể, chính xác nhất về hoạt động này, kính mời quý vị cùng theo dõi cuộc trò chuyện giữa phóng viên với Đại đức Thích Minh Quang.
PV: Kính thưa Đại đức, con thấy nhiều người chưa hiểu hết được lý do chép kinh để làm gì, và cần phải chép như thế nào cho hợp lý? Kính mong thầy giải đáp.
- ĐĐ.Thích Minh Quang: Khi có thời gian rảnh rỗi, thay vì lướt internet, hoặc chơi game, ngồi tán gẫu…chúng ta có thể mở kinh ra chép. Khi chép thì tay viết, miệng nhẩm đọc, đầu ghi nhớ (tam nghiệp đồng thanh tịnh) sẽ giúp dễ hiểu kinh, hiểu được lời dạy của Bồ tát và Đức Phật.
Có nhiều Phật tử về, xiển dương nhau rằng trước khi chép kinh phải tắm rửa, xực nước thơm, ngồi trước ban thờ trang nghiêm...Thầy không hề dạy điều đó. Tại các dịp Vu Lan, hay các chương trình lễ Tết đầu năm, thầy đều có nói: chép kinh để hiểu kinh, xem Phật dạy chúng ta điều gì. Chúng ta không nên đi quá xa, để rồi hình thức chép kinh lại trở thành một hình thức mê tín. Chúng ta chép kinh không vì công đức, mà vì để hiểu lời Phật dạy mà thôi.
Về chốn an lạc - Địa Tạng Phi Lai Tự
PV: Thưa thầy, những quyển kinh chép tay có giá trị gì, và được sử dụng như thế nào tại chùa ạ?
- ĐĐ.Thích Minh Quang: Thầy rất mong muốn mọi người chép kinh để gửi về chùa, dâng lên cúng dường chư Phật. Một quyển kinh chép tay, được thầy ví von có giá trị như trăm triệu tiền xây dựng. Như vậy chúng ta đời này, dù sinh vào cảnh nghèo khó, vẫn có cơ hội để công đức xây dựng chùa bằng hình thức chép kinh.
Trong công đức ở chùa, thì hoặc tự mình làm, hoặc bảo người làm, hoặc thấy người khác làm mình vui mừng theo, thì công đức đều như nhau. Vậy mình có thể khuyến khích mọi người quanh mình cùng chép kinh - khuyến khích con, cháu, bạn bè đồng chép kinh.
Có nhiều người không hiểu, lại bảo rằng chép để thầy chôn xuống dưới chân tượng. Không phải như thế. Dùng từ đúng hơn, là đưa vào trong kim thân của Đức Bồ Tát Địa Tạng vương. Thầy có dự định xây tôn tượng của Ngài cao 21m ở đỉnh núi tại chùa - nhưng là trong một tương lai và hành trình dài phía trước, chứ không phải ngay bây giờ. Ngoài ra, kinh sẽ được sử dụng đặt trong các lầu tháp, và nhiều nơi khác tại chùa...
Khoảnh khắc an lạc ở Phi Lai Cốc tại Địa Tạng Phi Lai Tự
PV: Thưa thầy, khi chép xong, cuối quyển kinh còn thừa giấy trắng, mình nên làm gì ạ? Nên chép ít nhất mấy quyển Kinh Địa Tạng, và có được chép thêm các kinh khác không?
- ĐĐ.Thích Minh Quang: Quý vị có thể chép kinh trên giấy A4, hoặc giấy vở tập học sinh, các sổ ghi chép…Phần giấy còn thừa, mình có thể chép danh hiệu của Đức Bồ Tát Địa Tạng Vương, hoặc danh hiệu Đức Phật Bổn Sư, Bồ tát Quán Thế Âm, Đức Phật A Di Đà....
Chép Kinh Địa Tạng mà phát nguyện đủ rồi, quý vị có thể chép Kinh Pháp Hoa, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Phổ Môn, Kinh Dược Sư, Kinh Di Đà...đều có thể gửi về đây. Nhưng quan trọng, quý vị chép được ít nhất 3 quyển Kinh Địa Tạng, rồi mới chép các kinh khác.
Khuyến khích các vị vì thân quyến của mình, vì cửu huyền thất tổ của mình mà đặt bút chép kinh. Trước khi chép có thể chắp tay khấn thầm, mời gia tiên tiền tổ cùng về chép với mình.
PV: Bạch thầy, thời hạn chùa Địa Tạng Phi Lai nhận kịnh chép tay của Phật tử gửi về là đến bao giờ ạ? Nhiều người nghĩ mình chữ xấu, nên ngại không dám chép, hoặc khi chép sai sợ gạch xóa nhiều, lại phải chép lại. Thầy nghĩ sao về việc này ạ?
- ĐĐ.Thích Minh Quang: Ban đầu, thầy định dừng lại ở việc nhận 10.000 quyển. Nhưng mọi người chép gửi về vượt con số này, thấy được nhiều người sau khi chép thấy được sự lợi lạc khi hiểu được lời Phật dạy, nên thầy đã phát nguyện rằng: Thầy thọ nhận kinh cho đến khi thầy ngừng hơi thở.
Như thầy đã nói, mục đích của chép kinh là để hiểu kinh và vận dụng vào trong cuộc sống để lợi lạc cho chính bản thân và gia đình mình. Vậy nên, không quan trọng chữ xấu hay đẹp. Chữ viết sai, nhầm, có thể gạch đi, viết lại, hoặc dùng bút xóa, đều chấp nhận được. Quý vị cũng không cần chép phần chú thích cuối trang.
Khi tâm phát nguyện chép Kinh, tự điều đó đã nở hoa sen trong lòng, dâng kính Phật và thơm cho chính hồn mình. Đẹp hơn nữa, công đức vô lượng hơn nữa khi mình chia sẻ, truyền cảm hứng để người thân, bạn bè, cộng đồng xung quanh cũng chép kinh. Ta sẽ có cả một biển sen đẹp giữa nhân gian tịnh độ.
Nguyện xuôi về bờ giác đến ngàn sau và không gian tịnh độ chùa Địa Tạng Phi Lai
Kinh chép tay, quý vị có thể trực tiếp mang về chùa cúng Phật, hoặc gửi Bưu điện về:
- Chùa Địa Tạng Phi Lai (tên cũ là chùa Đùng - thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam).
- Số điện thoại của sư bác Như Thủy: 0374852250.
- Bên ngoài bìa thư, quý vị vui lòng đề rõ: Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện chép tay cúng dường chư Phật.
Nguyện cho con đi mãi
Không đứng lại giữa đường
Đến tuyệt đối vô biên
Tâm đồng tâm chư Phật...
Video chia sẻ của Đại đức Thích Minh Quang trong dịp Lễ Vu Lan năm 2019 về việc chép Kinh Địa Tạng:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Điều cần thiết nơi phẩm hạnh của người Thầy là đạo đức và tình thương”
Phỏng vấn 11:00 20/11/2024Đó là lời chia sẻ chân thành của Đại đức Thích Quảng Tịnh, trụ trì chùa Pháp Lạc ( xã Giang Điền, H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) với Phatgiao.org.vn nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Voice talent Nguyễn Bình Nguyên - “Kẻ Trộm Hương”: “Sách của Thiền sư Nhất Hạnh dễ hiểu, dễ ứng dụng”
Phỏng vấn 09:51 15/11/2024Nguyễn Bình Nguyên (sinh năm 1989), nickname “Kẻ Trộm Hương” - một voice talent - vừa đọc lại cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhiều người đón nhận.
Phật tử Phạm Trọng Đạt: “Nhờ thuyền từ Bát-nhã, con vượt qua nỗi đau mất 2 người thân nhất”
Phỏng vấn 10:33 10/11/2024Phạm Trọng Đạt, sinh năm 2001, pháp danh Pháp Hạnh - là một Phật tử thuần thành, thường làm các thiện sự và đặc biệt có duyên thân cận với các bậc tôn đức đạo cao đức trọng.
Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”
Phỏng vấn 15:43 26/10/2024Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.
Xem thêm