Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 15/08/2014, 10:11 AM

Suối vàng và chín suối ý nghĩa giống nhau hay khác nhau?

Kính thưa thầy, thường con nghe người ta nói, người chết xuống suối vàng hay chín suối, con không hiểu suối vàng chín suối là gì? Mong thầy giải thích cho con rõ. Con kính cám ơn thầy.

Hai chữ “Suối vàng” người ta dịch từ chữ huỳnh tuyền. Huỳnh là màu vàng còn tuyền là suối. Nghĩa là suối nước màu vàng. Theo truyền thuyết của người Trung Hoa, thì người ta tin rằng, ở dưới Âm phủ có chín cái suối nước vàng. Chín suối do dịch từ chữ cửu tuyền của chữ Hán. Suối vàng hay chín suối là chỉ cho chỗ ở của người chết. Sở dĩ có truyền thuyết này, theo sử liệu ghi lại là người ta y cứ vào câu chuyện xảy ra ở đời Xuân Thu Chiến Quốc. Câu chuyện nói về bà Khương Thị vợ của vua Trịnh Vũ Công.
 
Truyện tích kể rất dài dòng, nhưng ở đây, tôi chỉ xin kể ngắn gọn tóm lược mà thôi. Ðây là câu chuyện nói về chúa nước Trịnh là Trịnh Trang Công tên là Ngộ Sinh. Ông nầy rất có hiếu với mẹ.  Mẹ của ông là bà Khương Thị. Bà này là vợ của vua Trịnh Vũ Công. Bà có hai người con. Người lớn là Thái tử Ngộ Sinh, sau lên ngôi là vua Trang Công. Còn người con kế tên là Ðoạn. Tuy cả hai đều là con của bà, nhưng bà lại thương không đồng. Bà có ác ý hay ghét Ngộ Sinh, vì khi sinh Ngộ Sinh ra một cách thình lình làm bà chịu nhiều đau đớn khổ sở. Và kể từ đó, bà cho Ngộ Sinh là đứa con oan gia bất hiếu, vì hành hạ bà đau đớn ngay từ lúc đầu. Do đó, mà bà sanh tâm ác cảm với Ngộ Sinh. Ngược lại, bà rất thương yêu nuông chiều người con kế tên là Ðoạn. 

Vì có ý muốn cho Ðoạn lên làm vua, nên bà tìm đủ mọi phương cách thủ đoạn dèm pha hãm hại Trang Công. Việc hãm hại của bà kể từ khi Trang Công còn làm Thái tử, cũng như sau khi ông này lên làm vua. Về sau, việc âm mưu hãm hại của bà bị bại lộ. Trang Công biết được em mình là Ðoạn nổi loạn phản nghịch, nên cử binh đánh dẹp và cuối cùng Ðoạn phải tự tử. Từ đó, vua Trang Công mới an trí mẹ mình nơi vắng vẻ và thốt lên lời thề nặng là: “Chẳng phải chốn suối vàng thì chẳng nhìn mặt nhau”. (Bất cập huỳnh tuyền vô tương kiến dã). 

Trang Công vốn là người con có hiếu nên sau đó nhà vua nghĩ lại, cảm thấy rất hối hận về việc xử tệ bạc với mẹ mình, nhưng đã lỡ thề nặng nên nhà vua không biết phải làm sao để gặp lại mẹ mình. Bấy giờ, có ông quan cận thần tên là Ðình Khảo Thúc biết ý Trang Công, nên ông ta tìm cách giải lời thề bằng cách là cho người đào đất đến tận mạch nước, rồi cho xây cất một cái nhà nhỏ bên cạnh suối nước. Xong, liền cho người dẫn bà Khương Thị xuống đó ở. Mục đích là để cho Trang Công xuống đó gặp lại mẹ. Quả thật khi gặp lại, hai mẹ con ôm chằm lấy nhau khóc than một cách thảm thiết! Vì lẽ đó, nên  mới có câu chuyện là gặp nhau ở suối vàng.

Trong truyện Kiều có câu:
“Ðã không kẻ đoái, người hoài
Sẵn đây ta thắp một vài nén hương
Gọi là gặp gỡ giữa đường
Họa là người dưới suối vàng biết cho”

Tóm lại, nói suối vàng hay chín suối ý nghĩa không khác nhau, cả hai đều là chỉ cho chỗ ở của người chết vậy.

Thích Phước Thái
Chú thích: Bài đã được đăng trên một số trang cá nhân trên mạng Internet, đăng trên phatgiao.org.vn với sự cho phép của tác giả
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Pháp tu nào phù hợp cho Phật tử mới quy y Tam bảo?

Hỏi - Đáp 10:00 09/04/2024

Hỏi: Tôi là Phật tử mới quy y nên rất ngỡ ngàng với các sinh hoạt tu học, cách xưng hô với đạo hữu cũng như quý Tăng/Ni trong chùa. Ở nhà, vì không có phòng thờ riêng nên cũng không đọc kinh và tọa thiền được...Mong được chỉ bày thêm để tôi có kinh nghiệm tu tập.

Bí quyết cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc ở đời

Hỏi - Đáp 08:30 08/04/2024

Hỏi: Chúng ta thường chúc nhau vui vẻ, nhưng để đạt được điều này, ai cũng nghĩ rằng nó rất khó khăn. Thầy có bí quyết nào để giúp mọi người tự cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc dễ hơn không?

Lo sợ “lời phát nguyện trung thành tuyệt đối”

Hỏi - Đáp 08:35 07/04/2024

Tôi là một Phật tử trẻ, có tham gia vào đạo tràng của một ngôi chùa thu hút khá nhiều giới trẻ. Khi vào nhóm rồi tôi được các vị đi trước hướng dẫn đọc “Lời phát nguyện trung thành tuyệt đối”. Tôi học giáo lý và nhận thấy Đức Phật không dạy những lời nguyện tiêu cực như vậy nên tôi không phát nguyện.

Nỗi niềm không an cư

Hỏi - Đáp 09:58 04/04/2024

Hỏi: Tôi mới thọ Đại giới, vì hoàn cảnh chùa đơn chiếc và đang xây dựng nên mùa an cư năm nay tôi không tham dự an cư tập trung với trường Hạ được. Tôi mong muốn hiểu rõ thêm tầm quan trọng của pháp an cư và nhận được sự chia sẻ để vượt qua hoàn cảnh “không an cư” trong hiện tại.

Xem thêm