Sỹ Luân: “Thiền định như một món ăn, người hành thiền chính là người đầu bếp và cũng là người thưởng thức”
Vật lộn với cuộc sống khó khăn sau vụ tai nạn thảm khốc năm 2009, Sỹ Luân - Nhạc sĩ “Mắt nai cha cha cha” đến nay đã bình phục. Đặc biệt, anh vẫn giữ thói quen ngồi thiền vào mỗi buổi sáng, tụng kinh Phật hằng đêm và sống, thực hành theo giáo lý của Phật pháp.
>>Phật tử có thể đọc loạt bài về Thiền định
Ca sĩ, Nhạc sĩ , Diễn viên, MC Sỹ Luân sinh năm 1982, hiện là Giám đốc Trung tâm Đào tạo văn hóa nghệ thuật của ĐH Hutech. Người từng ghi dấu ấn trong lòng khán giả với các ca khúc dành cho tuổi trẻ như: mắt nai cha cha, áo dài ơi, tuổi hồng… Anh tự sáng tác và trình bày các ca khúc của mình và được khán giả đón nhận nồng nhiệt.
Ngày 11/9/2009, một biến cố lớn đã xảy ra trong cuộc đời anh với vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến anh gần như mất trí nhớ hoàn toàn. Sau biến cố sống đi chết lại, Sỹ Luân một lòng hướng Phật, học cách chia sẻ và cho đi, anh tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, vì cộng đồng, góp phần hộ trì và hoằng dương Phật pháp và đặc biệt là thực hành thiền định với mục đích đi tìm niềm an vui, có ý nghĩa đích thực của cuộc đời.
Được sinh ra trong một gia đình có nền tảng đạo đức rất vững chắc, một lòng hướng Phật. Nên bản tính hiền lành, thật thà đã đúc kết trong con người nghệ sĩ ngay từ thuở nhỏ.
Sỹ Luân chia sẻ: “Sỹ Luân là một Phật tử may mắn, đi trên con đường nghệ thuật tới nay đã được 20 năm, trong suốt 20 năm đó được kết duyên cùng Phật Pháp. Được đi đến chùa tụng kinh, nghe giảng pháp từ quý thầy cũng như được đến chùa cùng với gia đình ngay từ nhỏ, được sống trong một không gian an lạc và đầy hoan hỉ. Chính sự may mắn khi được bén duyên cùng với Phật pháp từ nhỏ, cho nên âm nhạc trong con người của Sỹ Luân cũng luôn hướng về con người, hướng về cộng đồng. Và ngày càng hướng hơn về nội tâm đó chính là các ca khúc về thiền, về Phật giáo, về các vị Phật mà chúng ta tôn thờ. Cho nên Sỹ Luân thấy mình thật hạnh phúc và may mắn cùng với các nghệ sỹ chung tay cùng đóng góp cho cộng đồng để cuộc sống vui vẻ và an lạc”.
Cơ duyên đến với Phật pháp
Chính vì cuộc sống có quá nhiều bộn bề, lo toan, những bế tắc trong suy nghĩ, cho nên bản thân là một phật tử từ nhỏ, đến chùa chỉ biết niệm Phật, khi lớn lên lại nhận thấy cuộc sống cần phải có những điểm nặng để tĩnh tâm, lấy lại năng lượng, có thể suy nghĩ sâu hơn và đơn giản nhất đó là để mình nghỉ ngơi ngay trong tâm trí của bản thân. Do vậy Sỹ Luân đã tìm tới Thiền.
Anh chia sẻ: “Nội tâm của chúng ta hay bị xâu xé bởi nhiều vấn đề diễn ra hàng ngày, nhiều chướng duyên làm mình mệt mỏi, quá tải trong công việc. Cuộc sống của con người trăm ngàn nỗi lo, mỗi người đều phải làm rất nhiều việc để có thể mưu sinh. Đôi khi con người lại không có hướng nào để thoát cho bản thân mình. Cho nên Thiền là một phương pháp rất hữu ích trong thế giới hiện đại này giúp cho chúng ta có thêm động lực, cũng như củng cố tâm bồ đề của chúng ta để chúng ta bước tiếp trên con đường đời”.
Hiện nay, Thiền định có nhiều phương pháp để cho mỗi người lựa chọn, tuy nhiên chọn một phương pháp phù hợp với con người, thể trạng thì không phải lựa chọn dễ dàng, đặt mình trong vòng xoay lựa chọn sẽ khiến ta bối rối, không biết lựa chọn phương pháp phù hợp, không biết mình đi theo hướng nào thì sẽ tốt cho bản thân.
“ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thiền định trong 49 ngày và giác ngộ và thành đạo. Bản chất của Phật pháp đó chính là thiền, là quay lại quán chiếu nội tâm của mình, chúng ta kiểm soát thân tâm của mình, chúng ta phải làm chủ bản thân mình. Thiền chính là buông bỏ những tạp niệm, buông bỏ những suy nghĩ không nên nghĩ… cho nên thiền ta không nên tìm đến nhiều phương pháp mà chính là chúng ta quay trở lại bản chất của nội tâm mình, để cho tâm mình tĩnh lặng.
Ngồi thiền thì chúng ta có hai tư thế: bán già, kiết già, sau đó thực hiện những động tác củng cố để đi vào trạng thái tĩnh, và thiền định trong 30 phút đến 1tiếng hoặc nhiều hơn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Làm sao giữ được tâm tĩnh lặng, trói được suy nghĩ của mình trong khoảnh khắc mà quên đi những bộn bề trong cuộc sống. Sau khi thiền định, mỗi người sẽ khám phá ra sâu thẳm trong con người mình và mỗi người sẽ tự cảm nhận được”.
Sỹ Luân lớn lên trong môi trường gia đình thuần hành Phật pháp, anh sớm quy y Tam Bảo. Thầy của anh chính là Hòa thượng Thích Thanh Từ trụ trì Trúc Lâm thiền viện. Ngoài thời gian học tập, làm nghệ thuật, Sỹ Luân còn nghiên cứu về hành thiền và lựa chọn cho mình được phương pháp thiền định phù hợp nhất.
“Chọn lựa phương pháp làm sao cho thoải mái nhất, đi, đứng, nằm, ngồi hay mở mắt, nhắm mắt đều thiền được. Phương pháp cho những người mới tu tập thì ngồi là tốt nhất, ngồi thì cần có những đạo cụ để hỗ trợ cho những vị Phật tử mới bắt đầu dễ dàng hơn. Khi hành thiền, nên loại bỏ hết tạp niệm, không suy nghĩ gì cả, trong tâm thức cần giữ được trong hơi thở là thở ra niệm “A Di”, hít vào niệm “Đà Phật” làm liên tục như thế. Trong quá trình như thế, sẽ có những âm thanh vang vào, hay có tiếng động nào đó thì tâm thức sẽ vướng bận, bị chi phối, và khi nhận ra được những vướng bận đó thì ngay lập tức phải quay trở lại niệm “A Di Đà Phật”. Quan trọng là chúng ta cần vượt qua, an trú được hơi thở thì chúng ta sẽ có lợi lạc rất lớn trong tâm hồn”, Sỹ Luân chia sẻ thêm.
Thiền giúp Sỹ Luân thay đổi như thế nào?
Khi hành thiền mỗi người sẽ cảm nhận được những điều kỳ diệu khác nhau, đối với Sỹ Luân: “Khi mới bắt đầu hành thiền, tạp niệm nảy sinh trong đầu, trong suy nghĩ, và bắt đầu cơ thể bị tê sau một vài phút, cảm giác như có một nguồn điện chạy qua cơ thể. Dần dần sẽ tiến đến trạng thái bình ổn trong tâm hồn”.
Nhứng biến cố, sự cố trong cuộc sống đã khiến anh phải run sợ và khó chịu. Tuy nhiên để có thể bình ổn như ngay hôm nay, thì đó là cả một quá trình.
Anh nói: “Cần cố gắng giữ được sự an trú trong tâm hồn mình bằng việc niệm “A Di Đà Phật”, những tạp niệm sẽ giảm dần, dần dần đạt đến trạng thái tĩnh lặng, trói được suy nghĩ của mình, chỉ trú tâm vào hơi thở. Sau thời gian hành thiền dài thì Sỹ Luân cảm nhận được sự an lạc, vui vẻ. Khi xả thiền thì bản thân đạt được trạng thái hoàn toàn sạch, tươi trong tâm tưởng và bắt đầu công việc một cách tập trung và nhanh nhất”.
Đối với Sỹ Luân, việc ngồi thiền mang lại rất nhiều lợi ích như giúp cho việc xử lý công việc một cách nhẹ nhàng, không bị nhức đầu, giúp cho mình suy nghĩ công việc nhanh hơn, tập trung cho công việc một cách cao độ hơn, tư tưởng của mình được thoải mái hơn. Não của mình điều hành tất cả, khi não được nghỉ ngơi, nhẹ nhàng thì bắt đầu những công việc tiếp theo sẽ được thuận lợi hơn.
Trải qua biến cố lớn của cuộc đời, thực hành thiền định giúp cho Sỹ Luân xử lý nhanh nhẹn hơn trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên anh chia sẻ, “Thiền không giúp mình nhớ lại những công việc trước đây và nghĩ đây là điều tốt vì như lời Đức Phật dạy: “Quá khứ thì đã qua, tương lai thì chưa tới, chúng ta an trú trong hiện tại”. Việc ngồi thiền giúp cho Sỹ Luân an trú tốt trong giây phút hiện tại và cảm nhận được sự an lạc ngay chính trong tâm hồn mình. Quay trở lại với nội tâm của mình, không cần đến những nhu cầu về cuộc sống”.
Sỹ Luân quan niệm, thiền như một món ăn ngon về tinh thần, món ăn tuyệt vời mà không phải ai cũng dễ dàng được phục vụ: “Món ăn đó do chính ta là người nấu và là người hưởng thụ, ta đang hưởng một món ăn tinh thần từ giáo pháp của Đức Phật và qua lời giảng dạy của quý thầy”.
Theo Sỹ Luân: “Thiền định cần sự nhẹ nhàng, hữu duyên, không o ép, không phải do tai nạn nên mới gặp đến thiền, hay không phải vấn đề cuộc sống mệt mỏi mới tìm đến thiền mà do sự mến mộ Phật pháp, tôn thờ Đức Phật và thấy trân quý lời quý thầy giảng dạy”.
Đức Phật đã dạy: “Tránh làm những việc ác, Chăm làm những điều lành, Giữ tâm ý trong sạch”. Và từ những chia sẻ của người nghệ sĩ tài ba như đang tiếp thêm động lực cho mỗi chúng ta để thực hành thiền và tìm đến thiền như đến được những niềm an vui trong cuộc sống, đến với bên bờ của sự giác ngộ và giải thoát an lạc.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Người đàn ông 10 tháng đau đớn vì ung thư, mỉm cười ra đi sau hơn 1 giờ hộ niệm
Phật giáo và người trẻ 16:45 25/11/2024Khi vừa hộ niệm được chừng mấy chục phút, chú Thu bỗng nhiên giơ hai ngón tay lên và nói với mọi người rằng mình sẽ ra đi vào lúc 2h chiều. Tiếp tục hộ niệm tới khoảng 2h kém 15p thì chú ấy tắt thở ra đi một cách rất nhẹ nhàng.
Sự oán hận của vong hồn thai nhi
Phật giáo và người trẻ 20:00 19/11/2024Theo đạo Phật thì ngay từ khi bắt đầu thụ thai, ý thức, thần thức đã xâm nhập vào bào thai. Bào thai đã là một mầm sống, là một sinh linh cần được nâng niu, bảo vệ.
Đi chùa sám hối?
Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.
Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao
Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.
Xem thêm