Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 11/06/2020, 08:05 AM

Tái sanh và vô sanh khác nhau ở điểm nào?

Tái sanh là nguồn cội của khổ đau tức là khi còn luân chuyển trong luân hồi thì còn phải chịu nhiều thứ khổ đau được Đức Phật nói đến trong tứ diệu đế như sanh, già, bệnh, chết và muôn ngàn phiền não khác khởi phát từ sự vô minh.

Nguyên do con người bị luân hồi

"Các pháp hữu vi đều không bền vững, nó có tánh sanh diệt là thường "sống chết là quy luật bất di bất dịch của tự nhiên thì làm sao ngăn cản được sức mạnh của tử thần.

Chính tham ái dẫn đi tái sanh khi nào tham ái đoạn tận thì vĩnh viễn đạt đến vô sanh bất diệt. Có một đoạn kinh ngắn trong Mi Tiên vấn đáp có nói về việc này như sau:

"Nghỉ ngơi một lát, vua lại hỏi:

- Có ai chết rồi mà không sanh trở lại chăng?

- Thưa, có kẻ sanh trở lại và có người không sanh trở lại.

- Điều kiện nào để một người bị tái sanh? Và điều kiện nào để một người được vô sanh?

- Tâu, người nào còn tham sân si, phiền não, người ấy còn tái sanh; người nào tiêu diệt được tham sân si, phiền não, người ấy sẽ vô sanh.

(Mi Tiên Vấn Ðáp Milinda Panha)

Dịch giả: Hòa thượng Giới Nghiêm

(Maha Thera Thita Silo)

Lời bàn:

Sống trường sinh bất tử luôn là mong ước của con người bởi vậy các đạo sĩ thời xưa đã tìm trăm phương ngàn kế nghiên cứu ra những loại tiên đơn diệu dược giúp con người đạt được điều như vậy tuy nhiên đều không thành tựu vì "các pháp hữu vi đều không bền vững, nó có tánh sanh diệt là thường "sống chết là quy luật bất di bất dịch của tự nhiên thì làm sao ngăn cản được sức mạnh của tử thần.

Dòng luân hồi này sẽ trở nên dài bất tận đối với những ai còn vô minh bao phủ không gắng sức nỗ lực đoạn diệt và tiêu trừ những bất thiện pháp chế ngự nội tâm còn đối với những người biết hành trì, an trú trong sự hành đạo thì những mắt xích của sợi dây luân hồi sẽ ngày càng ngắn lại cho đến khi bị cắt đứt hoàn toàn thì vị ấy sẽ thành tựu được mục tiêu cuối cùng của con đường phạm hạnh.

Dòng luân hồi này sẽ trở nên dài bất tận đối với những ai còn vô minh bao phủ không gắng sức nỗ lực đoạn diệt và tiêu trừ những bất thiện pháp chế ngự nội tâm còn đối với những người biết hành trì, an trú trong sự hành đạo thì những mắt xích của sợi dây luân hồi sẽ ngày càng ngắn lại cho đến khi bị cắt đứt hoàn toàn thì vị ấy sẽ thành tựu được mục tiêu cuối cùng của con đường phạm hạnh.

Bởi thế nên chỉ có một đường đạt đến bất tử đó là hành trì Giáo Pháp để bứng gốc tham, sân, si thì khi thân hoại mệnh chung không sanh trở lại nữa thì mới đạt đến bất tử. Vì không sanh ra nên sẽ không chết là lẽ đương nhiên. Chỉ có những bậc thánh A la hán của Phật Giáo mới thành tựu việc này, các tầng thánh còn lại vẫn tái sanh nhưng giới hạn tối đa số lần phải luân hồi tùy theo công hạnh tu tập như các vị thánh Nhập Lưu vẫn phải tái sanh trở lại trong vòng 7 kiếp trước khi thành tựu Niết Bàn tối thượng. Các bậc thánh A la hán lúc còn là phàm phu vẫn tạo nghiệp khi chưa thành tựu đạo quả tối thượng này nhưng đến khi nhập vào vô dư Niết Bàn thì những nghiệp này trở thành vô hiệu lực vì các Ngài đã vĩnh viễn thoát ly luân hồi nên chúng không thể tác động đến các vị ấy.

Khi còn mang thân tứ đại này thì đôi khi thân xác của các bậc thánh nhân Alahan vẫn chịu tác động của tự nhiên giới đôi khi khổ đau nơi thân vẫn xuất hiện nhưng tâm của các vị ấy thì vẫn an nhiên, tự tại, không chút mảy may xao động. Dòng luân hồi này sẽ trở nên dài bất tận đối với những ai còn vô minh bao phủ không gắng sức nỗ lực đoạn diệt và tiêu trừ những bất thiện pháp chế ngự nội tâm còn đối với những người biết hành trì, an trú trong sự hành đạo thì những mắt xích của sợi dây luân hồi sẽ ngày càng ngắn lại cho đến khi bị cắt đứt hoàn toàn thì vị ấy sẽ thành tựu được mục tiêu cuối cùng của con đường phạm hạnh.

Thực sự, tham, sân, si phiền não là bản chất của chúng sanh đã ăn sâu vào tiềm thức từ vô khởi thủy nên bứng gốc được chúng không phải chuyện dễ làm mà phải qua một quá trình tu dưỡng rèn luyện nỗ lực lâu dài, bền bỉ nếu hữu phước hữu duyên nhất định sẽ thành tựu và những chân hạnh phúc sẽ hiện hữu trong tâm người con Phật, đó là những niềm hạnh phúc vắng bóng khổ đau.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

Khám phá luân hồi nhận ra tiền kiếp

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm