Hãy hiểu đúng về thuyết luân hồi của đạo Phật
Luân hồi là gì? Luân là bánh xe, hồi là lăn tròn. Luân hồi đi đâu? Không ngoài ba đường ác và ba đường lành, cứ lên xuống quay tròn như vậy hoài, gọi là luân hồi. Nếu người làm điều tốt khi chết sẽ đi các đường trên.
Muôn kiếp nhân sinh: Cái nhìn mới về thế giới, luân hồi và nhân quả
Hưởng hết phước rồi thì tuột xuống trở lại, còn kẻ làm xấu thì đọa vào các đường dưới, đền trả hết nghiệp mới được trồi lên. Lên xuống, lên xuống không ra khỏi vòng lục đạo nên gọi là bánh xe luân hồi. Đó là nói luân hồi trong các đường.
Khi chúng ta đã biết thuyết luân hồi trong ba đường lành, ba đường dữ rồi, bây giờ phải làm sao? Phải chọn ba đường lành mà đi, tối thiểu cũng phải đi lại đường cũ của mình, là làm người. Ai khá hơn thì vươn lên trên cõi trời. Muốn trở lại cõi người, Phật dạy phải thọ Tam quy, giữ năm giới. Năm điều kiện đó là Nhân thừa Phật giáo, tức tu để được làm người. Đó là điều căn bản mà chúng ta phải nhớ.
Vai trò của linh hồn trong sự luân hồi và tái sinh
Nghiệp là một luật rất công bằng cho tất cả mọi loài, mình tạo thì mình hưởng. Làm phước được phước, làm tội chịu tội. Nếu làm trọn mười điều ác thì đi thẳng xuống địa ngục, không nghi ngờ. Khá khá hơn không tới mười điều, nhưng nặng về tham thì sanh vào loài quỷ đói. Ngạ quỷ sống lang thang trong cõi thế gian, tuổi thọ rất lâu phải chịu đói khát ghê lắm, nên kiếp ngạ quỷ cũng hết sức khổ. Kế đến súc sanh, trong mười điều ác làm chừng năm điều là đủ làm súc sanh rồi. Súc sanh nặng về si nên không biết phân biệt gì hết, không có tư cách như con người.
Như vậy, khi bắt đầu vào kiếp luân hồi con người sẽ có 6 lựa chọn, với con đường trở thành ngạ quỷ và súc sinh cũng nằm trong đó.
Kẻ cực kì tà ác lúc sinh thời rồi sẽ bị chuyển sinh vào địa ngục, người biết tích đức hành thiện sẽ được lên thiên đường, còn người không đủ uy đức thì tùy theo duyên nợ thiện ác mà phân định các con đường còn lại.
Khám phá luân hồi nhận ra tiền kiếp
Qua đó mới thấy, tất cả của cải, danh vọng, địa vị đều chỉ là vẻ ngoài. Đức hạnh mới là điều cốt lõi, đây cũng chính là hàm ý trong câu “hậu đức, tái vật”. Trung Quốc xưa và nay đều là một quốc gia giàu mạnh, tất cả cũng là từ sự tu dưỡng tinh thần, đạo đức được truyền thừa qua bao triều đại lẫy lừng. Tuy nhiên, xã hội Trung Quốc hiện nay đã suy đồi đạo đức, nếu không kịp thức tỉnh thì tương lai chờ đón thật kinh hoàng.
Trong bối cảnh nhiễu nhương, chiến tranh tham tàn, bạo loạn, dịch bệnh, thảm họa, chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tu thân, tích đức, không thể thuận theo xu thế suy đồi mà đánh mất lương tri. Tu luyện để viên mãn thành công thoát khỏi sự tàn bạo, trở về với bản ngã chân chính mới là mục tiêu theo đuổi thật sự của đời người. Đừng để cuộc đời trôi đi lãng phí. Luân hồi 6 ngả biết về ngả nào, nếu vào ngả quỷ ma, thì khi nào mới có thể tu hành.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?
Kiến thức 09:15 04/12/2024Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.
Xem thêm