Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 14/03/2021, 08:20 AM

Tại sao cần suy ngẫm về cái chết?

Tại sao chúng ta phải nghĩ về cái chết? Tại sao ta phải suy ngẫm nó? Đức Phật không những chỉ khuyến khích chúng ta nói về cái chết, Ngài cũng khuyên chúng ta suy ngẫm nó và nghĩ đến nó thường xuyên. Đã là có sinh thì phải có chết.

Tinh thần và thể xác được tạo nên trong lúc thai nghén, phát triển, lớn lên và trưởng thành. Nói một cách khác chúng theo tiến trình già nua. Đầu tiên, chúng ta gọi tiến trình đó là lớn lên, rồi già đi. Thật ra đó chỉ là một tiến trình của sự lớn lên, phát triển, trưởng thành và cuối cùng là cái chết không sao tránh được.

Ngày nay, theo thống kê trên thế giới, mỗi ngày có hai trăm ngàn người chết, hay khoảng 70 triệu người chết mỗi năm.

Sợ chết hay sợ sống

Mỗi ngày trên thế giới có khoảng 200.000 người chết, nhưng đó vẫn là nỗi ám ảnh của nhân loại vì chưa thấu hiểu về nó.

Mỗi ngày trên thế giới có khoảng 200.000 người chết, nhưng đó vẫn là nỗi ám ảnh của nhân loại vì chưa thấu hiểu về nó.

Chúng ta không quen suy ngẫm về cái chết hoặc đả động đến nó. Điều chúng ta thường làm là tránh nghĩ về cái chết và sống như thể chẳng bao giờ phải chết cả. Chừng nào mà chúng ta còn sợ chết, chúng ta không bao giờ sống một cuộc đời đầy đủ và tốt đẹp nhất. Cho nên một trong những lý do chính yếu để suy ngẫm cái chết là để chúng ta hoàn toàn tỉnh thức để khỏi sợ hãi. Suy ngẫm về cái chết không làm cho chúng ta chán nản hay không lành mạnh, mà chỉ có mục đích giúp cho chúng ta thoát khỏi sợ hãi.

Lý do thứ hai suy ngẫm về cái chết sẽ thay đổi lối sống và thái độ của chúng ta với cuộc đời. Giá trị trong cuộc sống hoàn toàn thay đổi một khi chúng ta không nghĩ rằng chúng ta sống mãi ở đời, chúng ta sẽ bắt đầu một lối sống khác hẳn.

Lý do thứ ba là để có khả năng làm quen đương đầu với cái chết một cách xác đáng và yên lành.

Đức Phật không những chỉ khuyến khích chúng ta nói về cái chết, Ngài cũng khuyên chúng ta suy ngẫm nó và nghĩ đến nó thường xuyên. Đã là có sinh thì phải có chết.

Đức Phật không những chỉ khuyến khích chúng ta nói về cái chết, Ngài cũng khuyên chúng ta suy ngẫm nó và nghĩ đến nó thường xuyên. Đã là có sinh thì phải có chết.

Chết một cách an nhiên

Suy ngẫm về cái chết có ba điều lợi ích:

- Bớt sợ hãi

- Đem lại phẩm chất mới cho đời sống để chúng ta sống cuộc đời có giá trị thích đáng và

- Giúp chúng ta chết trong vinh dự.

Những lợi ích trên giúp chúng ta sống lương thiện và chết có phẩm giá.

Suy ngẫm về cái chết chúng ta còn cần gì nữa?

Đạo Phật khuyến khích suy ngẫm về những nhân tố sau đây:

- Tôi sống với tuổi của tôi, tôi không lo già;

- Bệnh tật là lẽ thường, tôi không quá nghĩ về nó;

- Tôi gánh chịu Nghiệp quả của tôi và tôi không thoát khỏi Nghiệp lực;

- Chết là lẽ thường tôi không quá lo nghĩ về cái chết và

- Tất cả những gì dễ thương và thích thú của tôi sẽ thay đổi và bỏ tôi.

Khi chúng ta bình tâm suy ngẫm về những thực trạng ấy, và giữ trong tiềm thức, nó sẽ có tác dụng mạnh mẽ để khuất phục sợ hãi, tuổi già, bệnh tật, cái chết, và chia ly. Điều này không phải là làm chúng ta kém lành mạnh mà chính là giúp chúng ta thoát khỏi sợ hãi. Cho nên tại sao chúng ta suy gẫm về cái chết? Không phải là chúng ta mong mỏi cái chết đến mà chúng ta không muốn sống hay chết trong sự sợ hãi.

Hòa thượng K.S.Dhammananda

(Nguyên tác: "Is death really frightening?")

- Thích Tâm Quang chuyển ngữ (trích) 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm