Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 01/08/2023, 19:00 PM

Tại sao chúng ta đã tu hành nhiều kiếp mà vẫn quanh quẩn trong luân hồi?

Chính vì thiện căn rất sâu dày nên dẫn tới đời này chúng ta mới có cơ hội gặp được chánh Pháp mà tu hành. Thế nhưng từ đời đời kiếp kiếp về trước tu hành ta đã từng thân cận rất nhiều chư Phật Như Lai, tại vì sao ngày nay vẫn còn ở trong luân hồi?

Chúng ta ngày nay khi tiếp xúc với Phật pháp có thể tin được, có thể hiểu được, có thể nương theo những lời dạy của Phật trong kinh điển mà tu hành, thì đều chẳng phải tầm thường. Đức Phật nói đó đều là do đã từng tu hành trong nhiều kiếp thuở quá khứ. Đặc biệt là những người trong đời này có thể tiếp nhận pháp môn Tịnh Độ, nghe được Kinh điển của Tịnh Độ cùng với danh hiệu A Di Đà Phật liền sanh lòng vui mừng mà phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, đây là do từ vô lượng kiếp quý vị đã từng cúng dường vô lượng chư Phật Như Lai. Quý vị thử nghĩ xem cái thiện căn này có sâu dày hay không? Rất sâu dày, chính vì thiện căn của quý vị rất sâu dày cho nên dẫn tới đời này quý vị mới có cơ hội gặp được Tịnh Độ mà tu hành.

Chúng ta khi nghe xong điều này liền cảm thấy thật yên lòng. Thế nhưng từ đời đời kiếp kiếp về trước tu hành ta đã từng thân cận rất nhiều chư Phật Như Lai, tại vì sao ngày nay vẫn còn ở trong luân hồi? Nghĩ đến điều này thì trong lòng cảm thấy thật xót xa và bi ai quá đỗi. Vì sao? Vì nay thật sự đã hiểu rõ, cái cửa ải luân hồi này không dễ dàng gì đột phá được. Chỉ cần có lưu luyến 1 chút thì quý vị ra không khỏi Tam Giới. Tuy A Di Đà Phật có lòng từ bi, lúc quý vị lâm chung Ngài đến tiếp dẫn quý vị, nhưng trong tâm quý vị vẫn còn lưu luyến cõi thế gian này, vẫn không muốn đi theo Phật, vậy thì Phật không có cách nào tiếp dẫn quý vị được, xem như quý vị đã mất phần vãng sanh.

Luân hồi trả vay, muốn không phải trả thì đừng vay

01

Nguyên nhân chúng ta trong đời quá khứ không thể vãng sanh chính là chưa đoạn hết lòng tham luyến cõi này, hoặc là không bỏ được tài sản của quý vị, hoặc là không bỏ được thân nhân là con, là cháu của quý vị. Chỉ cần trong tâm của quý vị vẫn còn bịn rịn lưu luyến không muốn lìa khỏi họ thì dù quý vị có tinh tấn niệm Phật đi nữa, nguyện của quý vị có tha thiết đi nữa cũng không thể vãng sanh. Vì sao? Vì chính cái tâm bịn rịn lưu luyến này sẽ kéo quý vị ở lại.

Nay chúng ta đã tìm ra nguyên nhân tại sao chúng ta mãi trôi lăn trong sanh tử luân hồi rồi, thì trong đời này phải tiêu trừ đi cái nguyên nhân này, khiến cho trên con đường Bồ Đề chẳng còn chướng ngại nữa, có thể thuận lợi mà cầu sanh về Tịnh Độ. Cho nên, chúng ta cần phải buông bỏ, phải buông bỏ triệt để, phải buông bỏ sạch sẽ rốt ráo, quyết không thể có chút mảy may lưu luyến nào. Nếu quý vị vẫn còn có lưu luyến vậy thì quý vị đành phải tiếp tục luống qua đời này. Hễ luống qua đời này, quý vị lại nghĩ: “Ta đời sau vẫn có thể tiếp tục tu”.

Quý vị có chắc chính mình đời sau lại có được thân người hay không? Nếu không được thân người thì làm sao tiếp tục tu? Cho dù quý vị có được thân người, thì quý vị có bảo đảm mình gặp được Chánh pháp của nhà Phật hay không?

Ngày nay trên địa cầu chúng ta có khoảng 5 tỷ người, vậy có bao nhiêu người gặp được Phật pháp? Huống chi là Phật Pháp ngày nay có rất nhiều nhãn hiệu giả mạo Phật pháp, nếu không có đủ trí tuệ thì không cách nào phân định được thật, giả, đây thật là khó trong khó, quý vị nghĩ xem chính mình có được bao nhiêu cơ hội?

Tôi rất hy vọng quý vị hãy biết trân trọng thiện căn phước đức nhân duyên của mình trong đời này mà ra buông bỏ vạn duyên dốc sức niệm Phật, có như vậy thì mới không uổng phí cho 1 đời học Phật của chính mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm