Thứ, 05/06/2023, 12:35 PM

Phải lấy mục tiêu thoát khỏi luân hồi là tâm niệm hằng giữ gìn

Mục tiêu cao thượng cuối cùng vẫn là giác ngộ giải thoát, tự tại, hạnh phúc. Vì thế, người có trí tuệ phải đặt mục tiêu rõ ràng là thoát khỏi luân hồi sinh tử, dù không hề dễ dàng.

Đức Phật đã cảnh báo rằng phải lấy mục tiêu thoát khỏi luân hồi là tâm niệm hằng gìn giữ. Tuy nhiên, chúng ta thường chỉ thấy cái khổ vui trước mắt mình. Nếu hỏi một người đang đói: “Ông có sợ luân hồi không?”, người đó sẽ nói: “Không, tôi chỉ sợ lát nữa không có cơm ăn. Có miếng cơm ăn là hạnh phúc, cần gì biết luân hồi hay không luân hồi”. Hỏi người bệnh: “Anh có sợ luân hồi không?”, người này sẽ trả lời: “Không, giờ tôi chỉ mong lành bệnh”. Tức là đa phần con người chỉ thấy cái khổ vui trước mắt. Người học trò mong đỗ đạt, cô gái đang yêu mong chờ được người yêu cưới, người ca sĩ có nhiều người ái mộ, nhà hảo tâm làm từ thiện rộng rãi vì muốn có phước báo giàu sang ở kiếp sau...

Nếu hỏi ra thì không ai có mục tiêu thoát khỏi luân hồi mà đa phần chỉ mong những gì gần gần trước mắt. Ta đâu hiểu rằng thế gian là vô thường, không có gì tồn tại lâu dài. Đức Phật đã từng có những kiếp làm đến bá chủ thế giới, vinh quang tột cùng nhưng đến khi phước hết thì vinh quang cũng tắt. Người thấm thía vô cùng cái gọi là vô thường, cái gọi là luân hồi sinh tử đắp đổi qua mau. Vì thế, Người luôn khuyên chúng sinh hãy tu hành để thoát khỏi luân hồi, đừng mong chờ những điều nhỏ bé, hư ảo, mong manh.

Vì sao chúng ta bắt buộc phải sợ luân hồi?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong luân hồi có 2 điều nguy hiểm rình rập:

Thứ nhất là nghiệp ràng buộc cột trói khiến ta không thoát ra được. Thứ 2 là những cám dỗ mời gọi và sinh ra thêm cái thứ ba là lòng ích kỷ xúi giục ta làm bậy. Chúng sinh luôn bị nghiệp cũ ràng buộc, bị cám dỗ mời gọi, bị ích kỷ xíu giục; chỉ cần mất cảnh giác, sơ sảy một chút là tạo tội và phải trả giá rất đắt, có khi đọa luôn vào ác đạo. Chính bởi điều này mà đi trong luân hồi không hề sung sướng mà là đi trong nguy hiểm.

Mục tiêu cao thượng cuối cùng vẫn là giác ngộ giải thoát, tự tại, hạnh phúc. Vì thế, người có trí tuệ phải đặt mục tiêu rõ ràng là thoát khỏi luân hồi sinh tử, dù không hề dễ dàng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm