Thứ, 06/02/2023, 17:00 PM

Tại sao có người vừa gặp nhau đã đem lòng quý mến hoặc ác cảm?

Luyến ái là một duyên mạnh mẽ dễ được lặp đi lặp lại nhiều lần. Ðã từng thương yêu nhau trong quá khứ, đời này gặp lại, tình yêu dễ phát sinh.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nhân duyên gì ở quá khứ thúc đẩy chúng ta bước vào thương yêu?

Ðáp:

Nếu đời này gặp lại, một kẻ trở nên kính phục, thương mến, vâng lời, hầu hạ cho người khác, phải biết do nợ nần ân nghĩa quá khứ thúc đẩy chi phối. Sự thọ ân khiến một người trở thành kẻ thuộc hạ, và sự ban ân khiến một người trở thành thủ lĩnh.

Trong gia đình, người làm anh làm chị là người ban ân và người làm em làm út là người thọ ân. Sự ban ân luôn luôn đưa một người đến địa vị quan trọng. Biết được nguyên lý này, chúng ta sẽ dè dặt khi thọ ân người khác. Nếu ân nhân là người chân chính quảng đại, chúng ta có thể thọ chút ân cũng không đến nỗi nguy hiểm vì trở thành người dưới tay của một chính nhân quân tử cũng tốt thôi. Nếu thọ ân của người ác, sau này chúng ta phải chịu họ sai sử tạo nhiều ác nghiệp rồi theo họ vào đọa xứ.

Ðối với kẻ xấu, Bồ tát thường rộng rãi ban ân để tạo thành thiện duyên về sau có thể nhiếp hóa họ, khác với chúng ta thường ruồng rẫy kẻ xấu. Tuy nhiên việc giáo hóa kẻ ác tâm không đơn giản một chiều vì phải vừa cứng rắn vừa mềm dẻo. Luyến ái là một duyên mạnh mẽ dễ được lặp đi lặp lại nhiều lần. Ðã từng thương yêu nhau trong quá khứ, đời này gặp lại, tình yêu dễ phát sinh. Các văn sĩ đã thi vị hóa sự kiện này và gọi là tiếng sét ái tình. Vừa gặp nhau lần đầu trái tim hai bên đã nghe bồi hồi xao xuyến như đã từng thương yêu nhau từ lâu lắm.

Tuy nhiên một đời người thường hay trải qua nhiều mối yêu đương chỉ vì trong nhiều kiếp luân hồi họ đã gặp gỡ rất nhiều người yêu, nhiều tơ duyên vợ chồng khác nhau. Những người đã từng làm vua quan trong xã hội phong kiến với lê thê tỳ thiếp, các dời về sau họ phải nhận lấy cung mạng đào hoa lăng nhăng tình ái. Tuy nhiên, nếu buông thả phóng túng họ sẽ đọa vào ác đạo. Dĩ nhiên sự tương duyên Nghiệp báo không có tính cách cố định như khái niệm số mệnh. Nó có thể được chuyển đổi bởi ý chí của con người.

Ví dụ khi gặp lại người nghịch duyên, nghĩa là sẽ đi tới chỗ ác cảm ganh ghét, nhưng nếu chúng ta khéo léo nhẫn nhục, rộng rãi bố thí ban ân, dùng lời ái ngữ dịu dàng, thì nghịch duyên ngày xưa sẽ chuyển thành thiện duyên ngày mai. Ví dụ một người phát tâm tu giải thoát, bất chợt gặp lại người vợ trong tiền kiếp. Ðiều chắc chắn là người này sẽ nghe lòng bận tâm, ưu tư, xao xuyến. Nếu buông thả theo tình cảm, họ sẽ lui lại sự ràng buộc trong luyến ái. Nếu họ phát tâm mạnh mẽ, dùng ý chí sắt đá gan dạ vượt qua thì duyên xưa cũng được hóa giải. Nếu cố gắng, chúng ta đều có thể chuyển đổi tương duyên ngày xưa đi theo một chiều hướng khác.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm