Nhân duyên gì ở quá khứ thúc đẩy chúng ta bước vào thương yêu?
Ông Schopenhower từng nói: “Chỉ có những triết nhân mới có thể sống hạnh phúc trong tình yêu hôn nhân nhưng chỉ tiếc hễ là triết nhân thì không lập gia đình và không yêu ai”.Theo ông, triết nhân là người có đạo đức và rất thông minh. Chỉ những người có đạo đức cao và rất thông minh mới yêu một cách đúng nghĩa.
Sở dĩ tình cảm có sức mạnh ghê gớm như vậy vì nó thuộc bản năng của con người. Như đã nói ở trên, đây là bản năng mạnh thứ hai so với bản năng sinh tồn của con người. Bản năng sinh tồn là sức mạnh tiềm tàng, thâm sâu trong con người, buộc con người phải duy trì sự sống.
Bản năng mạnh thứ hai là bản năng hưởng thụ, là khuynh hướng thôi thúc con người đi tìm hạnh phúc. Và trong những vấn đề mà con người gọi là hạnh phúc ấy, có tình yêu. Tình yêu cũng là một loại hạnh phúc vì trong cuộc sống, con người luôn khao khát yêu thương và khao khát được thương yêu.
Sống trên cuộc đời này, nếu không hề thương yêu ai cũng không được ai yêu thương, con người sẽ vô cùng đau khổ. Những người rơi vào hoàn cảnh như vậy thật đáng thương.
Vậy, làm sao con người biết được mình đang yêu hay đang rung động vì tình yêu?
Tình yêu là loại tình cảm đặc biệt mà chúng ta chỉ có thể gọi tên chứ không định nghĩa được. Nhưng dựa vào bốn biểu hiện của tình cảm, con người có thể biết được mình đã và đang yêu.
Không có gì đẹp bằng tình yêu chân thật
-Thứ nhất, khi gặp người ấy, chúng ta cảm thấy lòng vui sướng.
-Thứ hai, khi xa người ấy, chúng ta thấy buồn nhớ và luôn nghĩ về họ.
-Thứ ba, chúng ta luôn muốn giúp đỡ người ấy (vì có tình yêu là do nợ quá khứ, chúng ta muốn giúp đỡ là để trả nợ).
-Thứ tư, do khuynh hướng ích kỷ, chúng ta chỉ muốn người đó thuộc về mình.
Nếu thấy trong tim xuất hiện bốn hiện tượng này, chúng ta biết rằng mình đã yêu và ráng mà tìm cách vượt qua.
Trong tình yêu, ngoài nguyên nhân thuộc về sinh lý còn do nghiệp duyên từ quá khứ. Vì duyên nợ ân nghĩa quá khứ, tham ái đã khiến con người sống kết đôi trong đời sống hôn nhân. Khi thương yêu ai, chúng ta phải hiểu rằng giữa mình và người ấy đã có mối quan hệ từ quá khứ xa xăm.
Nếu mạnh mẽ, sự tương quan đó sẽ thúc đẩy chúng ta tìm đến với “người ta” để nên vợ, thành chồng. Chỉ với đời sống vợ chồng, con người mới lo lắng, chăm sóc, giúp đỡ nhau suốt năm này qua năm khác để trả nợ nhau. Nếu nợ quá khứ không nhiều, ơn nghĩa quá khứ không nhiều nhưng có duyên, con người vẫn có tình thương yêu trong một thời gian ngắn. Trong tình yêu, nếu để ý chúng ta sẽ thấy, ai mắc nợ nhiều sẽ thương người kia nhiều hơn.
Thực ra, khi biết đạo, chúng ta sẽ sống tốt, thương yêu con người, làm được nhiều việc phước giúp đỡ mọi người. Theo luật Nhân Quả, những điều đó sẽ đem đến cho chúng ta một cuộc sống hạnh phúc vào ngày mai.
Nhưng khi hạnh phúc đến, nếu tận hưởng, dần dần chúng ta sẽ trở thành con người ích kỷ. Ngược lại, nếu không hưởng, chúng ta sẽ không rơi vào ích kỷ. Nhưng hạnh phúc đến mà không hưởng là điều rất khó. Điều này đòi hỏi rất nhiều ở bản lĩnh tu tập của chúng ta.
Xét theo Nhân Quả, chúng ta thương yêu người nào là có duyên với người đó ở quá khứ. Chính duyên nợ quá khứ thúc đẩy chúng ta phải thương yêu. Xét theo khía cạnh tâm lý, chúng ta thương yêu người khác vì nghĩ rằng khi gắn bó với họ chúng ta sẽ được hạnh phúc.
Mỗi người có cách đánh giá, chọn lựa người bạn đời cho mình theo tiêu chuẩn riêng. Thông thường, người nam thích chọn người phụ nữ đẹp. Có thể ban đầu, đẹp là tiêu chuẩn đầu tiên nhưng sống với nhau lâu ngày, người ta lại thích người có tính tốt. Đây là kinh nghiệm chung của không ít người nam. Trong khi đó, người nữ lại thích người có tài, khâm phục người có tài. Tâm lý của người phụ nữ là chỉ thương yêu khi có sự kính phục. Như vậy, xét đến cùng, bản chất của tình yêu vẫn là sự ích kỷ. Dựa trên hai yếu tố đó, chúng ta có thể kết luận tình yêu không có sự bền vững.
Vì bản chất của tình yêu là trả nợ cũ nên người ta thương nhau khi còn nợ, và khi đã hết nợ, tình thương cũng không còn. Có những cặp vợ chồng yêu nhau say đắm nhưng ở với nhau được bốn, năm năm, tự nhiên tình cảm lạnh như băng không sao hiểu nổi. Điều này chỉ có thể giải thích bằng nguyên nhân do đã trả hết nợ quá khứ.
Ví dụ, trong hai người, người vợ là người mắc nợ nên tự nhiên yêu thương say đắm người đàn ông kia và làm quần quật để nuôi ông ta. Người chồng vì có người nuôi nên ỷ lại, sống phè phỡn, suốt ngày chỉ lo ăn nhậu. Người vợ vì còn nợ nên cố gắng làm việc cực khổ nuôi chồng. Nhưng bốn, năm năm sau, khi đã hết nợ, tự nhiên cô ta trở nên lạnh băng băng. Tình yêu của bốn năm trước đã biến mất, không còn một chút nào. Sau đó có thể là một cuộc chia tay. Như vậy, tình yêu không ổn định vì lệ thuộc vào nợ nhiều hay ít của quá khứ.
Ngoài ra, sự ích kỷ cũng là nguyên nhân khiến cho tình yêu không bền vững. Ví dụ, ngày xưa, khi còn yêu nhau, người đàn ông cảm thấy người bạn đời có thể đem đến cho mình hạnh phúc vì người này vừa xinh đẹp, vừa giỏi giang. Nhưng sống với nhau một thời gian, ông ta mới phát hiện ra người vợ có những tật xấu như: lười biếng, ích kỷ, hay cằn nhằn, không quý mến gia đình chồng vv… Người chồng cảm thấy chán nản vì người vợ không đem đến cho mình hạnh phúc. Tình yêu trong lòng ông ta cũng biến mất.
Tình yêu vốn không ổn định và không có gì có thể bảo đảm sự lâu dài, bền vững cho tình yêu kể cả hôn nhân, giá thú. Một khi không còn yêu thương nhau, tờ hôn thú vốn được coi là sự ràng buộc kia cũng chẳng có ý nghĩa gì. Người ta có thể xé bỏ nó hoặc ra tòa xin ly hôn. Đó cũng là lý do vì sao chúng ta thấy sự đời hay vô thường, thay đổi.
Một yếu tố khác làm nên sự không bền vững của tình yêu là do thiên hướng của người nam và người nữ.
Người nam thích chinh phục và cho rằng càng chinh phục được nhiều người càng chứng tỏ mình tài giỏi, đào hoa.
Tình yêu giữa hai người “ Tỉnh thức” sẽ như thế nào?
Có người còn quan niệm: “Yêu hai mươi, chọn mười, lấy một”. Hoặc chơi với nhau một nhóm, người nào cũng thi nhau có nhiều người yêu để có thành tích bằng nhau. Như vậy, đó chỉ là bản năng, sự háo thắng của người đàn ông chứ không phải là tình yêu. Trong khi đó, thiên hướng của người nữ là dễ xiêu lòng. Người ta thường nói: “ Đàn ông yêu bằng mắt, phụ nữ yêu bằng tai”. Nghĩa là người đàn ông thường bị chinh phục bởi sắc đẹp, còn phụ nữ dễ bị xiêu lòng bởi những lời đường mật. Nhiều người thấy mình tương đối đẹp trai, ăn nói khéo léo nên gặp ai cũng chọc ghẹo và nói lời yêu thương. Những lời nói ấy không chân thật nhưng phụ nữ vốn dễ xiêu lòng nên chấp nhận tình yêu. Cuối cùng, những mối tình ấy nhanh chóng tan thành mây khói.
Mặt khác, tâm lý thích thú với cái mới cũng ảnh hưởng đến tình yêu và hôn nhân, khiến cho tình yêu, hôn nhân không bền vững. Tâm lý con người là vậy, thích một bản nhạc hay nhưng nghe hoài lại chán; thích một món ăn ngon nhưng ăn liên tục nhiều lần lại cảm thấy sợ. Trong tình yêu cũng vậy, người ta thường hay thích cái mới.
Điều này thường gặp ở người nam hơn người nữ. Người phụ nữ thường chung thủy hơn người nam. Người đàn ông dù có vợ con đề huề nhưng ra đường gặp cô nào xinh đẹp cũng để ý, làm quen. Nhiều phụ nữ cho rằng đàn ông mang bản chất của loài bướm, thấy bông hoa nào xinh đẹp, thơm tho cũng sà vào. Đây cũng là vấn đề tế nhị nhưng quả thật, càng ngày người ta càng không tin vào đàn ông. Chính sự không chung thủy, ham thích cái mới, cái lạ ấy của con người đã khiến không ít cuộc hôn nhân bị tan vỡ. Tâm lý ấy cũng do yếu tố nội tiết tố quy định.
Vì vậy, khi bước vào con đường tình yêu, chúng ta phải hiểu đó là bước vào con đường chông gai, bước vào biển đời sóng gió. Chúng ta đừng nghĩ đơn giản, khi trưởng thành, kết duyên đôi lứa là yên thân, là có cuộc sống ổn định. Tuy nhiên, trong cuộc sống cũng có những người yêu chân thật và đem lại cho tình yêu sự bền vững.
Đó là những người có đạo đức và rất thông minh. Vì tình yêu thuộc về bản năng, có cảm xúc mãnh liệt và ích kỷ mạnh mẽ nên để có một tình yêu chân chính, bền vững, những người yêu nhau phải đạt những tiêu chuẩn nhất định. Ông Schopenhower từng nói: “Chỉ có những triết nhân mới có thể sống hạnh phúc trong tình yêu hôn nhân nhưng chỉ tiếc hễ là triết nhân thì không lập gia đình và không yêu ai”.
Theo ông, triết nhân có nghĩa là người có đạo đức và rất thông minh. Chỉ những người có đạo đức cao và rất thông minh mới yêu một cách đúng nghĩa.
Trong cuộc sống, để có một gia đình hạnh phúc, khi bước vào cuộc sống hôn nhân gia đình, người ta phải tế nhị, phải chiều chuộng nhau, phải biết hy sinh bản thân mình, biết sống vị tha, quan tâm đến người khác, phải nhận ra những điều còn sâu kín chưa biểu hiện ra bên ngoài, phải biết chịu đựng cực khổ… Tiêu chuẩn cho con người trong đời sống gia đình khó và mệt mỏi như vậy. Cho nên, những người chưa bước vào cuộc sống hôn nhân tốt hơn hết là đem sự thông minh, đạo đức của mình thương yêu tất cả mọi người.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm