Tại sao có sự đắc quả nhanh, chậm khác nhau?
Đức Thế Tôn không dạy chứng quả ngay như thế; mà ngài dạy phải bố thí, cúng dường..., dạy phải học kinh, học kệ thi, học văn phạm, học túc sanh truyện, học phi thường pháp v.v..., thế là sao nhỉ?
- Thưa đại đức! Đức Toàn-thắng-ma có dạy rằng: "Này các thầy tỳ khưu! Các thầy phải biết sợ hãi luân hồi, phải thoát ra khỏi sự ràng buộc của cấu uế, dơ bẩn, phiền não. Phải thỏa thích trong pháp xa lánh cấu uế, tìm an lạc trong pháp xa lánh cấu uế!". Pháp ấy được gọi là Nippapanca. Trẫm không hiểu Nippapanca là gì?
- Tâu đại vương! Nippapanca dhamma là pháp nhằm thoát ly ra khỏi mọi nhơ bẩn, cấu uế của tâm; hàm chỉ bốn quả vị của bốn bậc thánh: Tu-đà- huờn, Tư-đà-hàm, A-na- hàm và A-la-hán quả.
-Thế Đức Đạo Sư muốn dạy bảo đệ tử phải tu tập để chứng đắc tứ quả thánh?
- Tâu, vâng.
- Nhưng rải rác chỗ này, chỗ kia, Đức Thế Tôn không dạy chứng quả ngay như thế; mà ngài dạy phải bố thí, cúng dường..., dạy phải học kinh, học kệ thi, học văn phạm, học túc sanh truyện, học phi thường pháp v.v..., thế là sao nhỉ?
Đức Thế Tôn là người khai sáng Đạo hay Đạo có sẵn từ ngàn xưa?
- Tâu đại vương! Chư tỳ khưu phải học và hành tuần tự thứ lớp cho đầy đủ như thế, nhưng mục đích cuối cùng cũng đều phải đắc pháp Nippapanca giống nhau. Người đắc pháp Nippapanca ngay, thoát ly mọi cấu uế nhơ bẩn, được trong sạch không phải là một cái gì chợt đến một cách tức khắc; mà là do sự huân tu lâu đời, duyên ba-la-mật già dặn từ nhiều kiếp trước.
Những kẻ ấy, trong đời này, sẽ đắc quả nhanh, không chậm trễ, chỉ một sát na tâm là họ nhập vào dòng thánh rồi. Trường hợp trái lại, những tỳ khưu đang còn phàm, chưa có huân tu sâu dày, duyên ba-la-mật chưa đủ, muốn đắc Nippapanca cũng phải học và hành tuần tự thứ lớp, tinh tấn mỗi khi mỗi ít, đến một lúc nào đó, dù chậm trễ, họ cũng sẽ đắc quả Thánh!
- Trẫm hiểu rồi, nhưng đại đức có ví dụ cụ thể nào về hai trường hợp ấy chăng?
- Tâu, vâng! Ví dụ có người nông dân cần mẫn, chăm lo làm ăn. Mấy năm trước ông ta khai phá một mảnh ruộng, làm hàng rào rất chắc chắn. Ngoài ra, ông ta còn siêng năng nhổ cỏ, thêm phân, thêm nước thường xuyên cho đám ruộng của mình. Đến mùa, đám ruộng ấy được bội thu, nuôi sống mình và gia đình... Tâu đại vương! Hạt gạo của người nông phu ấy, tức khắc được làm ra, nó có ngay, hay phải trải qua thời gian lâu dài?
- Thưa, họ phải tốn biết bao công sức, thời gian cùng sự chăm chuyên cần mẫn mới có được !
- Đúng là vậy. Lại có một người nông dân khác, quanh năm đói nghèo do tính chậm lụt, thiếu quyết tâm, ít siêng năng, chịu khó; luôn luôn than thở mình thiếu phước, đến nhà người ''nông dân giàu'' để vay gạo, nói rằng: ''Tôi thiếu gạo, anh dư gạo, hãy cho tôi vay gạo!'' Người kia đáp: ''Không ai là người thiếu gạo cả, chỉ tại anh làm biếng, không có chí, không có đầu óc, không biết siêng năng, chịu khó mà thôi!". "Vậy anh hãy dạy tôi!". "Hãy cầm lấy cái cuốc, vào ven suối làm một đám ruộng, rồi tuần tự làm những việc như tôi đã làm, thời gian sau sẽ có gạo ăn!". Nguời nông dân nghèo nghe lời bạn dạy bảo, quyết tâm khởi lên, cầm lấy cái cuốc, chí thú, tinh cần...; thời gian sau, anh ta có đủ gạo ăn! Tâu đại vương! Người nông dân này cho ta một ví dụ về sự đắc quả chậm, người nông dân trước cho ta ví dụ về sự đắc quả nhanh; nhưng ai cũng phải trải qua thời gian khởi tâm, quyết tâm, chí thú, tinh cần cày bừa và gieo hạt. Có gạo ăn được ví cho Nippapanca, các công đoạn làm ruộng thì ví cho sự học và hành tuần tư, thứ lớp, tinh tấn mỗi ngày một ít, tâu đại vương!
- Vâng, thế đại đức còn ví dụ nào nữa không?
- Tâu, vâng. Ví như có hai người đi vào rừng để kiếm trái cây. Một người gan dạ dũng cảm, có trí. Một người nhác nhớm, lề mề, chậm chạp, không có gan lại thiếu trí. Người đầu tiên nhanh tay nhanh mắt, xông xáo tìm ra một cây nhiều trái ngon; bèn xắn gọn quần áo, lựa thế leo lên. Thế là anh ta hái được rất nhiều trái cây. Người thứ hai rất lâu sau mới tìm được cây có trái, thấy cây cao và thân cây to quá, anh ta sợ hãi không dám leo.
Sau một hồi suy nghĩ bèn chặt cây rừng làm thang, bắt thang vào khi ấy mới leo lên được. Thế là anh ta cũng hái được trái nhưng mất thời gian hơn anh thứ nhất rất nhiều. Phàm việc tu hành, đắc quả nhanh chậm cũng y như thế. Người có trí, nhậm lẹ, chịu khó, có sức mạnh nội tâm, tinh cần, nhiều nỗ lực bao giờ cũng đắc quả sớm hơn người thiểu trí, người yếu đuối, đầy mặc cảm sợ hãi, thiếu tinh cần, chuyên niệm, thiếu nỗ lực huân tu, tâu đại vướng!
- Vâng, trẫm rõ rồi.
- Lại nữa, ví như hai người cùng làm một việc giống nhau. Một người tự nguyện làm, hiểu công việc của mình. Một người thiếu tự nguyện, không biết rõ công việc của mình, nên phải được nhắc nhở, khuyên bảo; đôi khi phải cho họ bạc tiền, lắm lúc còn la mắng, đánh đập, kẻ kia mới thành tựu công việc được, nhưng lại chậm hơn rất nhiều. Tương tự như thế, kẻ có căn cơ Nippapanca và kẻ có căn cơ anavajja - tuần tự thứ lớp - giống như những ví dụ trên, không hai, không khác.
- Cảm ơn đại đức.
Trích Kinh Mi Tiên Vấn Đáp.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
Kiến thức 10:11 23/12/2024Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Xem thêm