Thứ năm, 27/06/2019, 06:00 AM

Tại sao Đức Phật thường nói đến sự khổ đau?

Trong Tứ diệu đế, đế đầu tiên Đức Phật nói đến là Khổ đế, tiếp theo là Tập đế, và hai đế cuối cùng (3- 4) là giải pháp đức Phật dạy (tu) để chấm dứt sự khổ đau của kiếp nhân sinh.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Do không đào sâu suy nghĩ giáo lý sâu mầu đức Phật dạy, nên không ít người ưu tư thắc mắc, thậm chí có người còn cho rằng đạo Phật “yếm thế” xa rời thực tế. Bởi giáo lý mà Ngài thường nói tới đó là sự khổ đau của kiếp người.

Với lòng bi mẫn, sau khi đức Phật Giác ngộ toàn triệt (Thanh tịnh thiền) Ngài thấu tỏ Tam thiên, Đại thiên thế giới và thấy rõ kiếp người sống đây, chết kia trong vòng sinh tử luân hồi khổ đau không ngày cùng. Nên Ngài chế ra nhiều pháp môn tu (cứu độ) để giúp con người giác ngộ - giải thoát khổ đau trong lục đạo. Ảnh minh họa

Với lòng bi mẫn, sau khi đức Phật Giác ngộ toàn triệt (Thanh tịnh thiền) Ngài thấu tỏ Tam thiên, Đại thiên thế giới và thấy rõ kiếp người sống đây, chết kia trong vòng sinh tử luân hồi khổ đau không ngày cùng. Nên Ngài chế ra nhiều pháp môn tu (cứu độ) để giúp con người giác ngộ - giải thoát khổ đau trong lục đạo. Ảnh minh họa

Tại sao đức Phật nói về khổ đau?

Với lòng bi mẫn, sau khi đức Phật Giác ngộ toàn triệt (Thanh tịnh thiền) Ngài thấu tỏ Tam thiên, Đại thiên thế giới và thấy rõ kiếp người sống đây, chết kia trong vòng sinh tử luân hồi khổ đau không ngày cùng. Nên Ngài chế ra nhiều pháp môn tu (cứu độ) để giúp con người giác ngộ - giải thoát khổ đau trong lục đạo. Trong đó, Tứ diệu đế là Bài pháp Chuyền luân đầu tiên đức Phật dạy cho bốn người bạn đồng tu thời bấy giờ.

Bài liên quan

Vậy Tứ diệu đế nói gì? Và đức Phật đề cập về sự khổ đau của con người trong giáo ý này ra sao? Chúng ta hãy lần lần tìm hiểu nội dung căn bản của Pháp này. Tứ diệu đế còn có các tên gọi khác là Tứ thánh đế, Tứ chân đế và sau này các học giả cùng với các nhà nghiên cứu Phật học còn gọi là Bốn sự thật cao quý, Bốn lẽ sâu mầu và là vua của các pháp.

Trước khi đi vào tìm hiểu nội của Bốn sự thật cao quý được gọi là Tứ Thánh Đế. Ta hãy xét hai chữ khổ-đế. Theo Phật học từ điển của học giả Đoàn Trung Còn, chữ đế theo Hán ngữ dùng về danh từ thì đế có nghĩa là: Chân lý cần phải thẩm xét, tu tập; đạo lý chân thật, chính - đáng đưa người đến chỗ tấn - hóa giải thoát. Còn xét về mặt tĩnh từ, đế có nghĩa là: chín chắn, chân chánh, thành thật.

Trong các kinh pháp của Phật, chân lý cũng có hai bề để chỉ, đó là (nhị đế và chân đế):

1- (Nhị đế) chân lý để cho người tại thế, bậc phàm-phu tu tập lần hồi, kêu là Tục đế, Thế đế.

2- (Chân đế) để cho hàng xuất gia, hàng Thánh giả tham cứu. Chân lý này cao siêu, rốt ráo, vô lậu, vô vi, nên kêu là chân-đế, Thắng nghĩa đế, Đệ nhất nghĩa đế.

Cũng theo Đoàn Trung Còn, xét về chữ khổ và sự Khổ của con người, có nghĩa là khi con người sinh ra thì đều phải chịu cảnh: hoạn nạn, bệnh tật, suy nhược, những sự ưu não bức bách về thân tâm. Phạn ngữ đọc là Đậu-Khư (Duh-kha).

Đạo Phật dạy rằng: Chúng sinh hằng chịu khổ, với bốn cái khổ là sinh, già, bệnh, chết bởi chưng do vô minh mê muội, tham lam, luyến ái, ham muốn. Ảnh minh họa

Đạo Phật dạy rằng: Chúng sinh hằng chịu khổ, với bốn cái khổ là sinh, già, bệnh, chết bởi chưng do vô minh mê muội, tham lam, luyến ái, ham muốn. Ảnh minh họa

Đạo Phật dạy rằng: Chúng sinh hằng chịu khổ, với bốn cái khổ là sinh, già, bệnh, chết bởi chưng do vô minh mê muội, tham lam, luyến ái, ham muốn. Muốn dứt khổ, hãy dứt cái ham muốn, tức là thi hành bốn cái Diệu đế của Phật và diệt mười hai cái Nhân - duyên (1) dính líu với nhau mà sinh ra cái nỗi khổ.

Vậy khổ đối với lạc (sướng).

Khổ là chân lý đầu tiên trong bốn chân lý mà Phật thuyết: 1/ Khổ (duh-kha), 2/ Tập (trisna), 3/ Diệt (moksa), 4/ Đạo, tức là đạo Bát chánh (marga).

Bốn chân lý ấy là Tứ diệu đế, đây là giáo pháp diệt khổ não. Con người ta nếu chưa tu hành cho đắc đạo thì còn khổ. Bởi khổ có nhiều mối đem lại đó là: Tam khổ, Lục khổ, Bát khổ.

Xin nêu giản lược những nỗi khổ trên để chúng ta cùng suy ngẫm trải nghiệm.

Tam khổ: Là con người ta vì vô minh mà ham muốn làm sự khổ, nên khổ lại ‘chồng’ khổ, hết sự khổ này đến sự khổ khác, nào là đao binh lửa đạn; nào là đói khát, tật bệnh…cái khổ này kéo thêm cái khổ khác dài mãi, mà tấm thân phải ưu não không dứt. Cái khổ thứ hai là sự hư hoại, bởi người, vật mà mình ưa thích thì lần lần hư hoại mất đi, nhân đó mà mình cảm thấy khổ. Cái khổ thứ ba, mà trong giáo lý đạo Phật gọi là hành khổ, tức là nỗi khổ khi nhận ra vạn vật ở cõi thế này là vô thường, cứ chuyển dời biến đổi mãi, vì vậy mà tâm sinh ra khổ não.Còn về Lục khổ (sáu khổ) trong kinh (Du Già) quyển 44 có nói tới sáu mối khổ dưới đây:

1- Nhân khổ: Cái cớ tạo ra sự ác, gây cảnh ác.

2- Quả khổ: Cái kết - quả khổ não đưa đến.

3- Cầu tài vị khổ: Cái nỗi khổ vì xu hướng theo tiền của vật chất, danh vị, chức phận…

4- Cần thủ hộ khổ: Sự khổ cực vì lo bảo giữ các vật mà mình có.

5- Vô yếm túc khổ: Sự khổ về lòng tham, có món này cầu món khác không biết chán.

6- Biến hoại khổ: Khổ não, lo rầu vì các sự hư hoại nơi thân thể, vợ con, (chồng con), nhà cửa, tài vật, danh vị của mình mà sinh khổ.

Bài liên quan

Cùng với Tam khổ, Lục khổ còn có Bát khổ, bởi ai ai cũng phải chịu tám mối khổ này đó là: Sinh khổ, Lão khổ, Bệnh khổ, Tử khổ, Tăng hiềm hội khổ, (tức không muốn, nhưng phải ở gần với kẻ thù nghịch mà khổ); Ái biệt ly khổ (tức phải xa lìa với người mình yêu thương, đem lòng nhớ hằng ngày nên khổ); Cầu bất đắc khổ (tức lòng tham muốn ước ao mà chẳng được); Ngũ ấm (uẩn) xí thạnh khổ (tức 5 món hiệp lại làm người (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) nếu không điều hòa với nhau, có món nào quá đáng lắm cũng khổ sở. Ví dụ như hình thể (sắc) mà phải tốn công săn sóc quá lắm cũng khổ; tư tưởng mơ ước quá lắm cũng khổ; nhọc nhằn tâm trí, tính mưu, kế (hành) quá lắm cũng khổ…

Đó là tám mối khổ thông thường của thế gian, cộng với những nỗi khổ đã nêu trên làm cho con người thật sự khổ đau không dứt, mà trong giáo lý đạo Phật gọi là ‘khổ hải’ tức bể khổ.

Vậy, khổ-đế mà đức Phật dạy đó là một trong bốn chân lý của Tứ đế: (Khổ, Tập, Diệt, Đạo). Theo giáo lý đạo Phật, những quả báo của sự sinh-tử trong Tam giới, hết thảy đều là sự khổ, mà không có tánh an vui. Lý ấy quyết định là chân thật, cho nên gọi là Khổ đế.

Theo giáo lý đạo Phật, Khổ ở đây còn được hiểu: Khổ có hai đường đó là Thanh và Trược. Sự khổ ô trược tức là khổ thông thường vì lòng tham mến, mong cầu, khổ về vật dục. Như tam khổ, lục khổ, bát khổ đã đề cập ở trên. Ảnh minh họa

Theo giáo lý đạo Phật, Khổ ở đây còn được hiểu: Khổ có hai đường đó là Thanh và Trược. Sự khổ ô trược tức là khổ thông thường vì lòng tham mến, mong cầu, khổ về vật dục. Như tam khổ, lục khổ, bát khổ đã đề cập ở trên. Ảnh minh họa

Theo giáo lý đạo Phật, Khổ ở đây còn được hiểu: Khổ có hai đường đó là Thanh và Trược. Sự khổ ô trược tức là khổ thông thường vì lòng tham mến, mong cầu, khổ về vật dục. Như tam khổ, lục khổ, bát khổ đã đề cập ở trên.

Sự Khổ Thanh cao là khổ Hạnh, vì chí Nguyện quyết thành đạo nên tinh tấn mà tu hành, chẳng sá kể khó khăn, khổ não, thậm chí nguy hại đến thân mạng để đạt đạo, như các Chư Phật, Bồ tát và Tổ thầy vì đạo mà chịu khổ để thấy được chân lý: Khổ, không, vô thường, vô ngã. Tu như vậy là vượt qua gian khổ để nhập diệu Bốn lý nói trên thì được giải thoát, siêu thoát khỏi vòng luân hồi khổ não. Vậy sự khổ này là sự khổ hạnh hướng thượng thanh cao của Đạo hạnh Giác ngộ - giải thoát. (Khổ ở đây chỉ sự công phu đối nghĩa là An lạc Hạnh).

Để điều trị bệnh khổ cho những ai nguyện dốc lòng tu giải thoát ra khỏi Tam giới. Mỗi khi có người đến hỏi về đạo, Đức Phật đều nói với họ:

- Ta chẳng hỏi tôn giáo, lập trường của ông, mà chỉ hỏi ông có bệnh tật gì?

- Ta chỉ khai thị cho ông về bệnh tật và cách trị, ấy là khổ và cách dứt khổ vậy!

Để khai thị cho chúng sinh về sự khổ luân hồi (sống đây chết kia) trong vòng tương tục truyền kiếp. Sau khi thành đạo, đức Thế Tôn đến ngự Vườn Lộc-dã (Mrgdava) gần thành Ba la nại (Besnares) Ngài chuyển pháp luân thuyết về Tứ đế (tức Tứ diệu đế, Tứ Thánh đế). Nội dung Bốn đế ấy được đức Phật chỉ ra rất rõ ràng đó là:

1/ Khổ đế: Đời toàn là các sự khổ, con người và chư thiên (chư thiên ở đây là các vị sống cõi Tiên sung sướng dài lâu đến cả ngàn năm tuổi thọ) nhưng cũng nằm trong luật sinh tử luân hồi và chịu nỗi khổ khi hưởng hết phước mà mình đã tạo.

2/ Tập đế: Chúng sinh khổ là vì lòng ham muốn, tật đố ganh tỵ, ích kỷ, mà trở nên phiền não, ác trược do vô minh kết tập từ nhiều đời, nhiều kiếp mà tạo nghiệp xấu ác không ngày cùng nên gọi là tập đế.

3/ Diệt đế: Vậy phải lo mà trừ khổ, dứt phiền não chướng (bằng các phương pháp tu trì)

4/ Đạo đế: Muốn trừ khổ, dứt phiền não, thì phải thi hành đạo Bát chánh (tức tám con đường chính đáng) đó là: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Ai tu theo Tứ đế ấy thì thành bậc La Hán, nhập Niết bàn.

Lạm bàn thay lời kết

Vậy theo Phật giáo (nếu tri túc biết đủ) thì khổ đau của con người không bất nguồn từ kinh tế - xã hội (đời sống vật chất) mà từ ái dục (ham muốn) dẫn đến vô minh (không sáng suốt) để rồi tham, sân, si (lòng tham, sự giận dữ, ngu dốt) thúc đẩy tạo thành vọng, vọng tạo thành nghiệp (tức dục vọng biểu hiện thành hành động gọi là nghiệp). Ảnh minh họa

Vậy theo Phật giáo (nếu tri túc biết đủ) thì khổ đau của con người không bất nguồn từ kinh tế - xã hội (đời sống vật chất) mà từ ái dục (ham muốn) dẫn đến vô minh (không sáng suốt) để rồi tham, sân, si (lòng tham, sự giận dữ, ngu dốt) thúc đẩy tạo thành vọng, vọng tạo thành nghiệp (tức dục vọng biểu hiện thành hành động gọi là nghiệp). Ảnh minh họa

Như trên đã đề cập, Tứ diệu đế là Pháp đức Phật chỉ rõ nguyên nhân cội rễ khổ đau của con người và cũng chính do con người gây ra và nhận lãnh. Nếu 2 Đế đầu, được coi là nguyên nhân dẫn dắt con người đến sự khổ đau, thì 2 Đế sau (Diệt đế và Đạo đế) là những phương pháp tu trì đức Phật dạy để chấm dứt khổ đau.

Bài liên quan

Vậy theo Phật giáo (nếu tri túc biết đủ) thì khổ đau của con người không bất nguồn từ kinh tế - xã hội (đời sống vật chất) mà từ ái dục (ham muốn) dẫn đến vô minh (không sáng suốt) để rồi tham, sân, si (lòng tham, sự giận dữ, ngu dốt) thúc đẩy tạo thành vọng, vọng tạo thành nghiệp (tức dục vọng biểu hiện thành hành động gọi là nghiệp). Và đương nhiên nghiệp xấu ác buộc con người phải nhận lấy hậu quả của nó (quả khổ).

Từ thực tế này mà giáo lý đạo Phật nói tới thuyết Thập nhị nhân duyên (tức 12 mối nhân duyên xoay vòng). Bắt đầu từ Vô minh, dẫn đến Hành, Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Sinh, Lão tử. Đây là vòng xoay tròn mắt xích chỉ nguyên nhân dẫn đến sự khổ đau của con người đã được đức Phật dạy rất rõ trong giáo lý. Theo các Tổ thầy dạy, người tu dùng: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh nghiệp, chánh niệm… để cắt đứt “khoen” đầu Vô minh, hay bất cứ khoen nào trong 12 nhân duyên tạo nghiệp của vòng tròn này, thì sẽ giải thoát sự khổ đau. Đây là lẽ thật Cao Quý mà Đức Phật dạy trong Tứ diệu đế.

Để rộng đường tìm hiểu, nhân bài viết này xin được nêu một vài nhận định và đánh giá của Tiến sĩ Peter D.Santina về giáo lý đạo Phật để chúng ta cùng suy ngẫm. Tiến sĩ D.Santina, xuất thân từ một gia đình theo đạo Cơ Đốc giáo ở Hoa Kỳ, nhưng ông đã từng tu học đạo Phật hơn 14 năm tại Ấn Độ và các nước khác ở châu Á. Ông là học giả uyên thâm về Phật pháp và đã từng đi thuyết trình ở nhiều nơi trên thế giới về mô hình toàn bộ của pháp Bụt và đặc biệt nhấn mạnh những điều cốt lõi trong giáo lý đạo Phật một cánh hết sức cụ thể, logic và có hệ thống theo cách nhìn khoa học của phương Tây.

Trước khi nhập diệt Niết bàn, Ngài dạy lời cuối cùng với các để tử: “Các con hãy lấy giáo lý làm thầy” và kiểm chứng ngay cả lời Ta dạy, thấy lẽ thật thì làm theo và Ngài không bắt buộc bất cứ ai phải theo giáo lý này. Và Ngài chỉ nói đến nỗi khổ đau của kiếp nhân sinh trong vòng sinh - tử lục đạo luân hồi, ai muốn giải thoát thì làm theo. Ảnh minh họa

Trước khi nhập diệt Niết bàn, Ngài dạy lời cuối cùng với các để tử: “Các con hãy lấy giáo lý làm thầy” và kiểm chứng ngay cả lời Ta dạy, thấy lẽ thật thì làm theo và Ngài không bắt buộc bất cứ ai phải theo giáo lý này. Và Ngài chỉ nói đến nỗi khổ đau của kiếp nhân sinh trong vòng sinh - tử lục đạo luân hồi, ai muốn giải thoát thì làm theo. Ảnh minh họa

Dưới đây xin trích một vài nhận định, đánh giá của Tiến sĩ D.Santina trong cuốn (Những nền tảng của pháp Bụt) và ông cho rằng: hiện nay ở tại các nước châu Âu và phương Tây người ta cho rằng pháp Bụt là rất tiến bộ, rất hợp lý và thực tế. Chính vì vậy, mà nhiều người có địa vị đáng nể trong xã hội phương Tây rất có cảm tình hoặc đã theo hẳn pháp Bụt. Đó là nhà vật lý thiên văn theo pháp Bụt ở Pháp, nhà tâm lý học nổi tiếng tại trường Đại học Roma và nhiều người khác cũng khải thị đạo Phật và theo hẳn pháp Bụt.

Bài liên quan

“Một trong những điều đầu tiên mà người phương Tây thấy được giá trị của pháp Bụt là ở chỗ pháp Bụt không bị giới hạn bởi một nền văn hóa nào, không gắn kết với một xã hội nào, một dòng giống nào hoặc một dân tộc riêng biệt nào cả”.

“Pháp Bụt rất dễ dàng chuyển dịch từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác, bởi vì pháp Bụt chú trọng vào thực tập bên trong (nội tâm) hơn là thực hành các nghi thức bên ngoài. Pháp Bụt được nhiều người biết đến là nhờ phương pháp phân tích trong lĩnh vực triết học và tâm lý học. Điều mà chúng ta muốn nói đến là Bụt đã phân tích kinh nghiệm ra thành nhiều yếu tố, mà cơ bản nhất trong số các yếu tốu đó là Năm mối ràng buộc (Nhóm, Ngũ Uẩn)”.

Nhận định đánh giá về Tứ diệu đế, Tiến sĩ D.Santina cho rằng: “Giáo lý sâu mầu này của pháp Bụt thật sự rất giống nhau và rất đáng ngạc nhiên giữa cách tiếp cận của Bụt và cách tiếp cận của khoa học hiện đại đối với vấn đề tri thức. Bụt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quan sát đối tượng. Trong một nghĩa nào đó, viêc quan sát (theo dõi) chính là chìa khóa của phương pháp nhận thức của Bụt. Có thể nói việc quan sát đã đem lại Lẽ Thật Sâu Mầu thứ nhất trong Bốn Lẽ Thật Sâu Mầu, đó là Lẽ Thật Sâu Mầu về nỗi khổ đau trong lòng. Lại nữa, ở giai đoạn cuối trong đường lối (Tứ diệu đế) của Bụt là việc quan sát (theo dõi) đó đã làm rõ nhận thức của Bụt về sự chấm dứt hoàn toàn khổ đau”.

Xin dẫn thêm một nhận xét nữa của Giáo sư Rhys Drd về sự khai thị Phật giáo: “Dẫu là phật tử hay không là phật tử, tôi đã từng nghiên cứu từng hệ thống tôn giáo lớn trên thế giới, trong tất cả tôi không tìm thấy một tôn giáo nào có vẻ đẹp hoàn toàn hơn Bát chánh đạo của đức Phật. Tôi chỉ còn một việc làm là thu xếp nếp sống cho phù hợp với con đường ấy” (Theo Buddha and Hi Teachinh tr.160).

Đạo Phật là cả một kho tàng minh triết, nhưng với Đức Phật, Ngài chỉ nói: “Ta chỉ là Người chỉ đường,” đi hay không là tùy ở mỗi người. Trước khi nhập diệt Niết bàn, Ngài dạy lời cuối cùng với các để tử: “Các con hãy lấy giáo lý làm thầy” và kiểm chứng ngay cả lời Ta dạy, thấy lẽ thật thì làm theo và Ngài không bắt buộc bất cứ ai phải theo giáo lý này. Và Ngài chỉ nói đến nỗi khổ đau của kiếp nhân sinh trong vòng sinh - tử lục đạo luân hồi, ai muốn giải thoát thì làm theo.

Và trong kinh Tạp A-hàm Đức Phật khẳng định điều nói trên: “Ai đối với sắc (thọ, tưởng, hành, thức) mà yêu thích, thì đối với khổ cũng yêu thích”. Một khi sống trong khổ đau mà cảm thấy thích thì còn mong gì sự giải thoát? Thái độ vui thích trong khổ đau ấy gọi là vô minh. “Vô minh là không biết, không biết những gì? Sắc là vô thường, mà không biết như thật sắc là vô thường”. Ngược lại, chỉ có người trí mới mong giải thoát khổ đau. “Ai không yêu thích sắc. (thọ, tưởng, hành, thức) thì sẽ không thích khổ. Ai không yêu thích khổ, thì đối với khổ sẽ được giải thoát.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Năm công việc hàng ngày của Đức Phật

Đức Phật 09:47 08/12/2024

Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni luôn kiên trì thực hiện năm công việc quan trọng mỗi ngày. Những công việc này thể hiện sự tận tâm, trí tuệ và lòng từ bi vô lượng của Ngài đối với chúng sinh, nhằm hóa độ và hướng dẫn mọi người trên con đường giác ngộ.

Đức Phật chỉ ra con đường dẫn đến hòa bình thế giới

Đức Phật 10:20 02/12/2024

Hạnh phúc đâu cần tìm kiếm đâu xa, ngay khi bản thân chúng ta có thể tự tạo ra nó. Lời dạy này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vun đắp sự bình yên nội tâm như một nền tảng để kiến tạo một thế giới hài hòa hơn.

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

Đức Phật 12:00 20/11/2024

Bản chất của đạo Phật là một nền giáo dục trí tuệ nhân văn vĩ đại, đức Phật là người thầy giáo vĩ đại của nhân loại.

Đức Phật lịch sử

Đức Phật 08:45 20/11/2024

Đức Phật là bậc đạo sư của Phật giáo, tuy nhiên, không giống những vị giáo chủ các tôn giáo khác gắn liền phần tiểu sử của mình với những huyền ảo bí ẩn, cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có cả phần huyền sử và phần lịch sử.

Xem thêm