Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 18/03/2019, 13:42 PM

Lời Phật dạy về 4 nguyên tắc để thoát nghèo khổ

Thế nào là giàu có? Thế nào là nghèo khổ? Làm sao để thoát nghèo khổ? chắc hẳn là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Theo Đức Phật muốn thoát nghèo khổ trước tiên phải thoát được tư tưởng, tâm trí hư ảo của chính mình.

>>Lời Phật dạy sâu sắc và ý nghĩa

Phật giáo nhìn nhận vấn đề giàu nghèo như thế nào? 

Đều mang thân phận con người, nhưng tại sao có người thì giàu có, còn có người thì lại rất nghèo khó? Chúng ta làm thế nào để nhận định được đâu là nghèo khổ, đâu là giàu có, hoặc thế nào mới gọi đúng nghĩa của giàu-nghèo?

Bài liên quan

Có người thì nhà cao cửa rộng, xe hơi điều hòa, ăn sung mặc sướng, phúc lộc đầy đủ; có người thì cả đời bôn ba gian khổ, nhưng những thành quả đạt được trong công việc lại vô cùng nhỏ bé, chỉ có thể cung cấp được mấy miệng ăn đủ no cho cả nhà, hoặc tệ hại hơn có khi chỉ nuôi bản thân cũng không nổi.

Nguyên nhân ở đâu? Theo quan điểm của Phật giáo, đều là do quả báo thiện-ác kiếp trước của cá nhân mỗi người chiêu cảm, tạo ra. Luận về sự giàu-nghèo, người có tiền mặc dù cơm no áo ấm, không thiếu thứ gì, nhưng có lúc cảm thấy mệt mỏi vì công việc hàng ngày, cả ngày lẫn đêm không sao được an ổn; người không có tiền, mặc dù mỗi ngày chật vật, nhưng vẫn sống một cách nhẹ nhõm, an nhiên tự tại, điều này gọi là “nhân cùng chí bất cùng” (người tuy nghèo nhưng chí không nghèo). Cũng có nghĩa là, hạnh phúc niềm vui của đời người, giữa nghèo và giàu vốn dĩ không tạo nên điều kiện tuyệt đối.

Quan điểm của Phật giáo về vấn đề giàu nghèo, cho rằng nghèo và giàu vốn không có khoảng cách gì đối với danh dự của một nhân cách. Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về vấn đề giàu nghèo, cho rằng nghèo và giàu vốn không có khoảng cách gì đối với danh dự của một nhân cách. Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về vấn đề giàu nghèo, cho rằng nghèo và giàu vốn không có khoảng cách gì đối với danh dự của một nhân cách. Có người mặc dù chỉ cơm canh đạm bạc nhưng không thể nào chôn vùi niềm vui bên trong của họ; có người giàu có một phương, nhưng vẫn cứ ưu sầu, phiền muộn. Nói sâu hơn một chút, rằng nếu trong tâm sẵn có tam thiên đại thiên thế giới, vậy thì, dù cho thân nghèo khổ không có mảnh đất cắm dùi, nhưng vẫn cảm thấy đầy đủ, sung túc!

Cuộc sống của Đức Phật có thể được coi là một minh chứng sống động và chuẩn xác nhất. Bốn mùa xuân - hạ - thu - đông, Ngài đều mặc một bộ áo phấn tảo (pamsukulika), vẫn cảm thấy thong dong tự tại, khoác lên mình chiếc áo vàng bạc quý báu, cũng chẳng thấy sự kiêu hãnh nào. Đã có thể cơm rau dưa muối, thì cũng có thể món ngon vật lạ; có thể ăn gió nằm sương, thì cũng có thể an trú nơi lầu hồng gác tía; có thể một mình ở sơn lâm, thì cũng có thể sống chung cùng đệ tử tứ chúng.

Đủ thấy, trái tim của Đức Phật đối với giàu sang nghèo hèn, khốn cùng hanh thông, hưng suy thành bại, đẹp xấu thiện ác vốn không vương vấn, bận lòng, cũng không theo đuổi dục trần của thế gian, chỉ là tùy duyên thích ứng với hoàn cảnh, môi trường! Đây chính là sự giàu có lớn lao nhất của Đức Phật.

Lời Phật dạy để thoát nghèo khổ

Theo Đức Phật muốn thoát nghèo khổ trước tiên phải thoát được tư tưởng, tâm trí hư ảo của chính mình. Ảnh minh họa

Theo Đức Phật muốn thoát nghèo khổ trước tiên phải thoát được tư tưởng, tâm trí hư ảo của chính mình. Ảnh minh họa

Chúng ta thường có thói quen than trời trách đất, không ngừng hỏi lý do tại sao mình lại Nghèo dù đã cố gắng nỗ lực rất nhiều. Dưới đây là lý do và những nguyên tắc vàng giúp bạn chuyển nghiệp nghèo theo Lời Phật Dạy:

Nguyên tắc thứ nhất: Không bao giờ mong giàu

Nguyên nhân của những dằn vặt, đau khổ mà người nghèo phải trải qua đó là luôn khát khao được giàu có. Tuy nhiên phải làm phước, phải có phước thì mới có tiền. Phước ở đây chính là những việc làm lợi ích chúng ta giúp người, giúp đời. Còn suốt ngày chỉ ngồi nghĩ về tiền thì tiền càng không đến, càng mong muốn nhiều tiền thì tiền càng không có.

Nguyên tắc thứ hai: Phải hiểu rằng nghèo là do mình đã phạm sai lầm gì đó trong quá khứ, luôn ghi nhớ điều này đồng thời sám hối nghiệp xưa

Bài liên quan

Chúng ta cần phân biệt rõ ranh giới giữa việc “không cần tiền” và “ra vẻ không cần tiền”. Đừng để việc không cần tiền tiến thành thái độ tự thấy mình ngon lành mà không cần giàu, không thèm giàu rồi vênh mặt lên coi thường tất cả.

Cái “ra vẻ” sẽ khiến ta nghèo mãi. Thái độ đúng ở đây là biết chắc chắn mình đã phạm sai lầm gì đó trong quá khứ mà bây giờ không tự nhìn ra được. Chính cái biết này là sự sám hối âm thầm giúp ta nhanh chóng thoát khỏi nghiệp cũ.

Đủ thấy, trái tim của Đức Phật đối với giàu sang nghèo hèn, khốn cùng hanh thông, hưng suy thành bại, đẹp xấu thiện ác vốn không vương vấn, bận lòng, cũng không theo đuổi dục trần của thế gian, chỉ là tùy duyên thích ứng với hoàn cảnh, môi trường! Đây chính là sự giàu có lớn lao nhất của Đức Phật. Ảnh minh họa

Đủ thấy, trái tim của Đức Phật đối với giàu sang nghèo hèn, khốn cùng hanh thông, hưng suy thành bại, đẹp xấu thiện ác vốn không vương vấn, bận lòng, cũng không theo đuổi dục trần của thế gian, chỉ là tùy duyên thích ứng với hoàn cảnh, môi trường! Đây chính là sự giàu có lớn lao nhất của Đức Phật. Ảnh minh họa

Nguyên tắc thứ ba: Biết rằng nhờ cảnh nghèo mà mình thương yêu được mọi cảnh khổ trên đời mà nếu giàu có thể chưa chắc đã có

Người sinh ra trong cảnh giàu có thường không thể thấu hiểu và cảm thông được nỗi khổ của người nghèo vì họ chưa từng trải qua. Cho nên hãy vui mừng vì nhờ nghèo mà mình thương yêu được rất nhiều người bị những người khác bỏ quên. Thương yêu được mọi người là chất liệu, nền tảng của những việc thiện lành, những việc tạo ra phước đức giúp chúng ta vượt lên.

Nguyên tắc thứ tư: Dù nghèo nhưng vẫn cố gắng chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh

Bài liên quan

Người giàu làm phước rất dễ dàng. Họ có thể bỏ ra cả triệu đồng để bố thí nhưng vẫn không thể quý bằng người nghèo giúp được một người qua cơn đói với bữa cơm đạm bạc.

Thời xưa đã có người từng hỏi Phật: “Con nghèo quá, không có gì để bố thí cả”. Phật trả lời: “Không ai nghèo đến mức không có một hạt cơm để bố thí cho con kiến”.

Sự cố gắng chia sẻ thiếu thốn với người khó khăn hơn mình là phước đức rất lớn, là quà tặng của đất trời ban tặng cho người nghèo. Nhờ vậy mà cuộc sống sẽ được tốt dần lên.

Theo TT. Thích Chân Quang

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Những tật xấu rất khó chữa trị

Lời Phật dạy 18:15 28/03/2024

Đức Phật là bậc y vương, có khả năng chữa lành tâm bệnh cho chúng sanh nhưng gặp một số chứng tâm bệnh mạn tính, nan y (thiếu nhân duyên với Chánh pháp) thì Ngài cũng tuyên bố là không thể trị liệu.

Phật dạy 11 đặc tính căn bản của giáo Pháp dành cho người kính lễ Pháp bảo

Lời Phật dạy 16:00 28/03/2024

Thế Tôn đã từng căn dặn muốn làm lễ Pháp thì phải ghi nhớ những đặc tính của giáo pháp, nhờ đó “được phước vô lượng, phước không hạn lượng mãi mãi”.

Vô sự mà lợi ích cho đạo

Lời Phật dạy 09:00 28/03/2024

Một nơi nhàn tịnh, ít việc, ít nói, ít ngủ, ít bạn xấu…sẽ hỗ trợ cho tu hành tăng trưởng pháp chính là tam vô lậu học. Thành ra buông hết, không làm gì nhiều mà lại có ích cho mình, cho người và cho đạo.

Tránh xa thầy tà, bạn xấu

Lời Phật dạy 16:45 27/03/2024

Thế Tôn xác quyết là không thân cận, bất hợp tác với người ác tri thức. Dù cho họ có nhân danh là ai, giữ chức phận gì trong đạo hay ngoài đời, hứa hẹn giúp ta nhiều điều tốt lành…nhưng nếu thực sự biết họ là ác tri thức thì quyết không tùng sự, bất hợp tác. Vì sao?

Xem thêm