Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 16/08/2024, 09:25 AM

Tại sao khi lễ Phật phải chắp tay?

Nhà Phật thường lấy động tác thay cho lời nói, diễn tả một đạo lý vô cùng thâm thúy. Cho nên, dù là một tư thế bình thường cũng không nên coi nhẹ mà mắc lỗi. Chắp tay lễ lạy cũng vậy.

Từ thời cổ, người Ấn Độ quan niệm rằng tay phải là – thanh khiết, “tay Thánh Thần”; tay trái là tay dơ bẩn, “tay bất tịnh”. Vì vậy, trong đời sống hằng ngày, hai tay thường được sử dụng một cách phân biệt theo thói: Khi cầm nắm thức ăn, thì chuyên dùng tay phải, mà lau đồ dơ thì phải dùng tay trái. Tuy nhiên khi hai tay cùng hợp lại làm một, tức là biểu thị cho một sự hợp nhất của hai phương diện Thần Thánh và bất tịnh. Đồng thời, nói lên đạo lý về sự thật chân lý vũ trụ nhân sinh không có phân biệt.

Trong Tâm Kinh Bát Nhã cũng nói “không dơ không sạch” cũng là thể hiện ý nghĩa này vậy. Cho nên chắp tay để biểu thị khuôn mặt vốn chân thật xưa nay của con người.

Lễ Phật hoặc bình thường khi gặp nhau, chắp tay tức là thể hiện một nét chân thành khi chào nhau, loại bỏ các trạng thái của nội tâm như: lạnh nhạt, vướng mắc; hoặc có thể dung thông tâm hồn với nhau; đồng thời cũng đưa chúng ta đến chân lý, khối phục lại bản tính thanh tịnh, phù hợp với thật tướng của vũ trụ.

Một khi đã dốc hết lòng hướng Phật, thì ánh sáng của tâm nhất thời chiếu khắp mười phương.

Một khi đã dốc hết lòng hướng Phật, thì ánh sáng của tâm nhất thời chiếu khắp mười phương.

Tay trái, tay phải cũng được sử dụng như là sự dung hợp của hai ý phân biệt để thay cho “lý và trí, “định và tuệ”. Cho nên, chắp tay là biểu tượng cho lý trí hợp nhất, định tuệ cùng tồn tại. Còn mười ngón tay như là sự phối hợp của ngũ đại: đất, nước, gió, lửa và hư không hoặc là sự kết hợp của mười Ba la mật.

Ngoài ra, chắp tay còn một ý nghĩa khác nữa: Lấy mười ngón tay để biểu trưng cho mười pháp giới. Nếu chắp tay với các ngón tay tán loạn, biểu tượng này cho thấy cái “tâm trùm khắp mười pháp giới” đã bị loạn động. Do đó, chắp tay như là một sự thu nhiếp tâm loạn để chuyên chú một lòng hướng về Đức Phật.

Một khi đã dốc hết lòng hướng Phật, thì ánh sáng của tâm nhất thời chiếu khắp mười phương. Điều đó cũng mang một ý nghĩa đánh thức, nhằm nhắc nhở cho mọi người tập rằng cả lý trí lẫn thực tiễn, nhất định phải được kết hợp mật thiết với nhau trong suốt tiến trình tu học.

Chắp tay còn được biểu thị cho sự tôn kính. Không phải là một sự tôn kính mang tính khác biệt, mà là sự cung kính bộc lộ từ nguồn gốc của Phật tính trong bản thân, với Phật tính của Đức Phật từ xưa đến nay không có khác nhau, mà luôn có mặt khắp mọi nơi mọi lúc.

Trích cuốn Lễ Phật và Y Học

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nghi thức thu xá lợi như thế nào?

Kiến thức 18:50 27/09/2024

Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu xá lợi được hình thành như thế nào? Vì sao mà có xá lợi?

Cách tu hành gì là chắc chắn nhất?

Kiến thức 17:15 27/09/2024

Người Phật tử hiện nay tu học như thế nào thì gọi là chắc chắn nhất để không tạo ra tội lỗi nghiệp chướng.

Thay đổi tướng mạo

Kiến thức 08:36 27/09/2024

Một người bán dầu tên Bùi Độ (đời vua Hán Cảnh Đế) nghèo khổ lang thang, được thầy tướng số cho biết sẽ chết đói vì có hai đường gân chạy xéo từ cằm lên mép miệng. Ấy là tướng ăn xin đầu phố, đói khổ mà chết.

Hiểu như thế nào về phong thuỷ cho đúng?

Kiến thức 08:35 27/09/2024

Đa số người xem phong thuỷ bây giờ chỉ hiểu một nhưng không hiểu mười.

Xem thêm