Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 19/04/2021, 10:30 AM

Tại sao tôi chọn pháp môn Tịnh độ?

Trong kinh Pháp Hoa, đức Phật đã dạy: “Ngài sinh ra đời vì một đại sự nhân duyên là khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến”.

Do đó, với mục đích chỉ cho chúng sinh thấy con đường thoát khổ, thì tất cả tám vạn bốn ngàn pháp môn của Ngài đều nhắm vào mục đích duy nhất đó thôi, nên dù theo pháp môn nào thì cũng vẫn có thể quy vào một mối là con đường giải thoát.

Hiển nhiên, tùy khả năng của chúng sinh mà mỗi người thích hợp với một pháp môn nào đó. Nhưng vào thời mạt pháp có nhiều chướng ngại, theo tôi, pháp môn thích hợp nhất là Tịnh độ. Tại sao ư? Hay tại vì tôi tu theo pháp môn này nên nói vậy?

Các bạn mến! Vào thời chánh pháp, khi đức Phật còn tại thế đi thuyết pháp độ sinh, gần như ngàn người tu cả ngàn người đều ngộ. Vào thời tượng pháp, sau khi đức Phật nhập diệt nhưng vẫn còn các đại đệ tử của Ngài đích thân chỉ dạy, ngàn người tu cũng có đến trăm người ngộ. Đến thời kỳ mạt pháp, các bậc thiện tri thức không còn bao nhiêu mà chúng sinh thì hung hăng khó dạy, nhiều tham lam sân hận; lại thêm tà đạo phát triển, phá hoại giáo pháp chân chính khiến tinh hoa Phật pháp bị thất truyền hoặc bị hiểu sai lạc; đời người thì ngắn mà phiền não lại nhiều, chúng sinh bị lôi cuốn theo dục vọng, hành động theo sự chi phối của tham, sân, si nên tu hành khó có kết quả được. Do đó, vào thời mạt pháp, ngàn kẻ tu chỉ vài người ngộ. Biết chúng sinh thời kỳ này thường u mê, thiếu sáng suốt nên đức Phật đã truyền dạy pháp môn Tịnh độ, chỉ cách niệm Phật để cầu vãng sinh.

Các bạn có thể nghiên cứu nhiều pháp môn như Thiền, Tịnh, Mật, xem con đường nào thích hợp mà theo, hoặc có thể kết hợp cả hai hay ba lối, nhưng nếu thế, cần lấy Tịnh làm chủ. Cả hai pháp môn Thiền và Mật đều cần phải có thầy dìu dắt, hướng dẫn; nếu không có duyên gặp bậc thiện tri thức thì khó hiểu thấu đáo và tròn đạo quả.

Khi ba nghiệp thanh tịnh, sáu căn thâu nhiếp được nhất tâm thì trí tuệ sẽ sáng suốt và chắc chắn được vãng sanh về cõi Tây phương Cực Lạc.

Khi ba nghiệp thanh tịnh, sáu căn thâu nhiếp được nhất tâm thì trí tuệ sẽ sáng suốt và chắc chắn được vãng sanh về cõi Tây phương Cực Lạc.

Trong khi đó, một người bình thường không nghiên cứu kinh luận sâu xa, chỉ một lòng làm lành lánh dữ, một lòng niệm Phật cầu về Tây Phương. Nhờ chí tâm chí thành mà có thể giao cảm với sự nhiệm mầu nên được giải thoát. Xét như thế thì thấy pháp môn này mầu nhiệm và hiệu nghiệm biết bao! Ngoài ra, không phải chỉ khi hành lễ ta mới giữ cho sáu căn ba nghiệp được thanh tịnh, mà lúc nào ta cũng có thể ý thức và làm chủ được nó trong mọi hoàn cảnh. Phải làm sao để cử chỉ, lời nói đều trang nghiêm, thanh tịnh, giữ tâm sáng suốt để quán tưởng về cõi Tây Phương. Được thế thì có khác gì trạng thái ung dung tự tại của người tu Thiền đâu?

Nói một cách khác, trong Tịnh bao gồm cả Thiền lẫn Mật, bao gồm cả tự lực lẫn tha lực, vừa ý thức hành vi cử chỉ của mình, vừa tha thiết niệm hồng danh Phật để cầu vãng sanh. Đó chính là điểm then chốt mà mọi người cần phải để ý cho kỹ. Các bạn nên biết pháp môn này do chính đức Phật nói ra, chư Phật mười phương đều tán thán, các Bồ-tát đều thành kính tu trì. Đức Di-lặc chỉ còn một kiếp nữa sẽ thành Phật mà còn ngày đêm sáu thời hành lễ thì đủ hiểu tầm quan trọng và công năng của pháp môn này như thế nào rồi.

Nam mô A-di-đà Phật!

Tâm Thoại

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Giải thích các cõi trong lục đạo

Kiến thức 16:00 24/11/2024

Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?

Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

Kiến thức 15:37 24/11/2024

Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.

Tứ ân là gì?

Kiến thức 14:50 24/11/2024

Tứ ân hay Tứ trọng ân là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Người Phật tử, vâng lời Phật dạy, luôn nêu cao tinh thần tri ân và báo ân trong đời sống tu tập hàng ngày.

Xem thêm