Tại sao Ðức Phật A Di Ðà có thể dẫn dắt chúng sinh về cõi Cực lạc?

Ðức Phật A Di Ðà không chỉ phải quản lý nhiều người mà Ngài tập trung những “người có đủ điều lành” lại một chỗ, bởi họ là người luôn tôn trọng lẫn nhau, yêu thương nhau, gắn bó chăm sóc lẫn nhau, v.v…

Rất nhiều người thường nói chuyện với tôi về các vấn đề quản lý, tôi nói rằng người hiểu rõ nhất về quản lý chính là Ðức Phật A Di Ðà. Chúng ta cũng thấy điều khó quản lý nhất trên đời này, chính là con người. Công việc này tưởng chừng dễ làm, nhưng lòng người rất khó quản lý. Thế mà ở cõi Tây phương Cực lạc của Ðức Phật A Di Ðà, con người là “người có đủ điều lành, họp lại một nơi”.

Ðức Phật A Di Ðà không chỉ phải quản lý nhiều người mà Ngài tập trung những “người có đủ điều lành” lại một chỗ, bởi họ là người luôn tôn trọng lẫn nhau, yêu thương nhau, gắn bó chăm sóc lẫn nhau, v.v…

Ðiều này đã chứng minh, Ðức Phật A Di Ðà không chỉ là một chuyên gia bảo vệ môi trường, một kiến trúc sư bậc nhất, một nhà kinh tế tài giỏi mà còn là một chuyên gia quản lý nhân sự kiệt xuất trong việc lãnh đạo, hướng dẫn muôn người.

Ðức Phật chỉ dạy tất cả chúng sinh không phân biệt thượng căn hay hạ căn, chỉ cần xưng niệm danh hiệu của Ngài “nhất tâm bất loạn”. Vì vậy, chúng sinh sống trong thế giới Cực lạc đã đạt đến trạng thái bất thoái chuyển, là cảnh giới “không lay động” trong đạo nghiệp của họ. Họ đều là những người có đủ điều lành, không rơi vào ba đường ác. Vì an ninh công cộng nơi đây được quản lý rất tốt, không có sự bức hại của người ác và những điều xấu xa, mọi người không phải lo sợ bất cứ điều gì, họ đều được sống vô tư trong bình yên, và tương trợ lẫn nhau, nên không cần phải nhờ đến cảnh sát.

Điều kiện để vãng sanh về Cực lạc của Đức Phật A Di Đà?

Tại sao Ðức Phật A Di Ðà có thể dẫn dắt chúng sinh về cõi Cực lạc?

Có thể lý giải là, đầu tiên bởi vì chúng sinh trong thế giới Cực lạc đều “từ hoa sen sinh ra”, không phải sinh ra từ thân thể trong bào thai, nên không có vướng mắc giữa tình yêu và dục vọng của nam nữ và không có sự phân biệt giữa người thân và không thân. Mọi người đều rất hòa thuận, không có sự chiếm hữu về kinh tế, không ích kỷ, không tham lam, không hơn thua, không ghen tỵ lẫn nhau, v.v… Ngoài ra, còn một nguyên nhân quan trọng khác là hệ thống nhân sự của cõi Tịnh độ toàn diện và đầy đủ.

“Chín phẩm liên hoa” hay “chín phẩm vãng sinh” ở tại thế giới Cực lạc có ý nghĩa gì? Ðó chính là, tùy theo trình độ tu tập của mỗi chúng sinh mà phân thành chín phẩm vị như: Thượng phẩm thượng sinh, thượng phẩm trung sinh, thượng phẩm hạ sinh; Trung phẩm thượng sinh, trung phẩm trung sinh, trung phẩm hạ sinh; Hạ phẩm thượng sinh, hạ phẩm trung sinh, hạ phẩm hạ sinh. Ở chín tầng lớp có thứ tự và quy tắc, mọi người không chỉ an cư lạc nghiệp, tu tập cho riêng mình mà còn thêm nỗ lực tinh tiến để đạt mục tiêu và tầng bậc tu tập.

Ðiều này cũng tương tự với hệ thống quản lý nhân sự nhà nước hiện hành, việc nâng ngạch chính thức được tiến hành theo quy định, có chế độ và quy tắc, tự mỗi người đều phải tuân thủ, không vi phạm. Ðồng thời, mọi người đều là người một nhà, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, hòa đồng, thương yêu, tôn trọng lẫn nhau. Tuy có sự khác biệt nhưng mọi người đều sống rất bình đẳng, tuy có những hạn chế, nhưng những việc này dần được khắc phục, quản lý theo một phương thức thống nhất.

Do đó, giữa các cá nhân và xã hội có mối quan hệ hài hòa, tự nhiên sẽ hình thành một cõi Phật Tịnh độ - nơi chung sống của các bậc Hiền đức và Thánh hiền. Ðiều này đã cho thấy, chỉ cần một quốc gia hay một đoàn thể với thể chế kiện toàn thì có thể phát triển thuận lợi, hài hòa. Ðây là một điểm quan trọng không thể xem nhẹ trong quản lý học.

Trích "Quản lý học trong kinh A Di Đà" - Đại sư Tinh Vân.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tại sao Ðức Phật A Di Ðà có thể dẫn dắt chúng sinh về cõi Cực lạc?

Phật giáo thường thức 10:51 18/12/2024

Ðức Phật A Di Ðà không chỉ phải quản lý nhiều người mà Ngài tập trung những “người có đủ điều lành” lại một chỗ, bởi họ là người luôn tôn trọng lẫn nhau, yêu thương nhau, gắn bó chăm sóc lẫn nhau, v.v…

Mất vào tháng nhuận cúng giỗ tháng nào?

Phật giáo thường thức 10:13 18/12/2024

Có người mất vào mùng 3/2 âm lịch (tháng 2 nhuận) năm Quý Mão (2023). Xin hỏi, trường hợp này cúng tiểu tường (giáp năm), đại tường (mãn tang) và giỗ (húy nhật) vào ngày tháng nào, vì sao?

Khi ta có tư tưởng tốt lành thì âm khí sẽ biến mất

Phật giáo thường thức 20:00 17/12/2024

Điều tôi nói với các bạn là những đạo lý rất thông thường. Hệt như nước trắng rau luộc, thật rất lạt lẽo vô vị. Tuy chẳng có mùi vị gì, nhưng các bạn ăn những thứ cơm lạt canh lạt ấy bạn có thể trừ khử được rất nhiều độc khí.

Kỷ niệm ngày vía Đức Phật A Di Đà

Phật giáo thường thức 16:51 17/12/2024

Những ngày thời tiết chuyển mình sang đông, lòng người con Phật lại hướng về ngày lễ vía Đức Phật A Di Đà, đấng cha lành tôn quý của chúng sanh, là giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc.

Xem thêm