Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 09/03/2024, 09:30 AM

Tâm an cảnh sẽ an

Ta đã từng thấy có những người trông rất an ổn và vui vẻ, mặc dù trong họ đang có những mất mát rất lớn lao. Không phải họ đang cố gắng che đậy để trình diễn trước mọi người, mà chính nhận thức và dung lượng trái tim của họ đã giúp họ ôm ấp được hoàn cảnh.

Khi mặt hồ tâm phẳng lặng và trong suốt thì ta mới thấy hết những gì đang ẩn tàng trong chiều sâu tâm thức, lúc ấy ta mới biết mình nên làm gì hay không nên làm gì để mình có thể chế xuất ra những năng lượng tốt. Nói cách khác, lý trí là thuộc tính của tâm an và cảm xúc là thuộc tính của tâm bất an.

Nếu biết cách giữ cho tâm an thì ta sẽ luôn hài lòng và sẵn sàng chịu trách nhiệm cho mọi hành vi cử chỉ của mình. Và điều đó có nghĩa là khi tâm bất an thì ta đừng nên quyết định hay làm bất cứ điều gì, chắc chắn ta sẽ hối tiếc sau này.

Khi tâm an ta sẽ nhìn lại nhận vấn đề ở một tầng hiểu biết khác. Ta không còn thấy sự việc bất thành hay đổ vỡ kia là điều quá kinh khủng, không còn thấy thái độ khó chịu hay lầm lỗi của người kia là đáng phải trừng phạt nữa. Cho nên khi tâm an thì ta không còn muốn thay đổi hoàn cảnh, ta có một khả năng có thể chấp nhận mà không thấy khó khăn hay đau đớn gì.

Thân tâm an lạc, hoàn cảnh an lạc

429871920_908623307396794_5059684643206017485_n

Ta đã từng thấy có những người trông rất an ổn và vui vẻ, mặc dù trong họ đang có những mất mát rất lớn lao. Không phải họ đang cố gắng che đậy để trình diễn trước mọi người, mà chính nhận thức và dung lượng trái tim của họ đã giúp họ ôm ấp được hoàn cảnh. Đó là những người không đặt hạnh phúc của mình quá nhiều vào sự toại nguyện từ bên ngoài, nên khi hoàn cảnh bất toại nguyện thì họ không bị dễ khổ đau.

Tổ tiên ta đã từng nói “Tâm bình thế giới bình”. Khi tâm ta bình an thì năng lượng đó sẽ lên đường để xâu kết với những năng lượng bình an khác trong những con người khác hay trong vũ trụ này, nó có thể trở thành một hiệu ứng dây chuyền nếu điều kiện đủ cho nó xảy ra. Và khi tâm an thì ta nhìn đâu cũng thấy an, tuy đối tượng kia hay cả thế giới này còn nhiều biến động và phiền toái, nhưng ta vẫn không bị dìm xuống hay khổ đau theo, dù ta vẫn ý thức rất rõ tình trạng đang xảy ra và có ý chí muốn giúp đỡ.

Cho nên thái độ khôn ngoan của một người biết sống là ta hãy luôn ưu tiên giữ gìn tâm bình an của mình, thà chịu để cho hoàn cảnh hư hao chứ nhất định ta không rao bán linh hồn mình. Ai đã trải nghiệm nhiều năm trong cuộc đời đều cũng thấm thía rằng chỉ có sự thanh thản và bình an trong tâm hồn mới là khát khao lớn lao nhất của con người.

Trong quá khứ ta đã từng sống thiếu tỉnh thức và hiểu biết, vì để nắm bắt những nhu cầu hưởng thụ cao cấp từ vật chất đến sự công nhận của người đời mà ta đã coi rẻ tâm hồn mình, đem tâm hồn mình ra cho hoàn cảnh hay kẻ khác giày xéo. Ta sẵn sàng nổi giận, hờn ghen, nghi ngờ, kỳ thị, độc tài, hơn thua và cả thù hận để có được cái này cái kia mà thực chất chỉ là những thỏa mãn cảm xúc. Ta chưa bao giờ có cơ hội để nhìn kỹ lại tâm mình, trừ phi bị thất bại hay mất mát chua cay, nhưng đó là những lần quay về trong muộn màng và choáng ngộp với những đóng tàn tro. Kết quả thường là buồn chán và tuyệt vọng chứ chưa bao giờ có một chương trình thanh tịnh hóa tâm hồn cho nghiêm túc.

Thôi ta về đi, về thu xếp lại những bề bộn trong tâm hồn, đừng tiếp tục lao tới phía trước để nắm bắt hay chứng tỏ gì thêm nữa. Chỉ khi nào tâm hồn ta lắng dịu, không còn những khắc khoải mong cầu hay chống đối, biết chấp nhận và thuận theo hoàn cảnh, ý thức giữ tâm hơn là giữ cảnh, thì ta mới nếm được chất liệu thảnh thơi và hạnh phúc chân thật.

Nếu trong giai đoạn ban đầu rất khó giữ tâm trước những hoàn cảnh trái ngang, ta hãy tạm thời tìm cho mình một không gian đủ an ninh để tịnh dưỡng tâm hồn. Một con thú khi bị trúng thương thì nó lập tức rút về hang để liếm láp vết thương vì nó biết cơ thể nó có khả năng tự chữa trị, nếu nó không kềm chế nổi cơn thèm khát mà tiếp tục ra ngoài săn mồi thì sẽ bị kẻ khác tấn công hay chính vết thương ấy sẽ hủy diệt nó. Vì vậy biết lúc nào cần phải quay về nuôi dưỡng hay chăm sóc tâm hồn mình, sẵn sàng rời xa những hào quang hấp dẫn từ cuộc sống thì đó mới đích thực là kẻ trí.

Tùy thuận theo hoàn cảnh

Không buộc theo ý mình

Giữ tâm không giữ cảnh

Tâm bình cảnh cũng bình

Trích trong "Hiểu về trái tim".

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Giải thích các cõi trong lục đạo

Kiến thức 16:00 24/11/2024

Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?

Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

Kiến thức 15:37 24/11/2024

Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.

Tứ ân là gì?

Kiến thức 14:50 24/11/2024

Tứ ân hay Tứ trọng ân là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Người Phật tử, vâng lời Phật dạy, luôn nêu cao tinh thần tri ân và báo ân trong đời sống tu tập hàng ngày.

Xem thêm