Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 23/09/2023, 17:30 PM

Tam Bảo - Ruộng phúc màu mỡ ở thế gian

Tam Bảo rất quen thuộc trong Phật giáo nhưng không phải ai cũng hiểu rõ, thậm chí có những quan điểm sai lệch. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có cách hiểu đúng nhất về Tam Bảo và lý giải vì sao Tam Bảo trở thành nơi nương tựa vững chắc, giúp mọi người thoát khổ theo giáo lý nhà Phật.

Tam Bảo là gì?
“Tam” là ba, “Bảo” là quý báu. “Tam Bảo” là ba ngôi vị quý báu gồm Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Tam Bảo có Tam Bảo bên ngoài và Tam Bảo ngay trong tâm mỗi chúng ta.

Tam Bảo bên ngoài

Phật Bảo là Đức Phật Thích Ca cùng mười phương chư Phật.

Pháp Bảo là những lời dạy của Đức Phật, mà cụ thể trong thế giới Sa Bà hiện nay là lời dạy của Đức Phật Thích Ca. Giáo Pháp của Phật hiện nay được lưu truyền trong Tam Tạng Kinh điển gồm có tạng Kinh, tạng Luật và tạng Luận.

Phật Bảo và Pháp Bảo nói trên được hình thành khi Thái Tử Tất Đạt Đa thành đạo dưới cội Bồ đề sau 49 ngày đêm thiền định (tại Ấn Độ hơn 2000 năm trước), chứng quả vị Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Lúc này chưa có Tăng Bảo.

Tăng Bảo là đoàn thể những người xuất gia, tu hành hòa hợp, thanh tịnh, giữ giới của Phật, thực hành lời Phật dạy với lý tưởng: “Trên cầu thành Phật, dưới độ chúng sinh”.

Tăng Bảo được hình thành khi Đức Phật rời Bồ đề đạo tràng (nơi có cội Bồ đề) đi đến vườn Lộc Uyển, thuyết bài Pháp đầu tiên cho 5 anh em ông Kiều Trần Như nghe, sau đó cả 5 vị đều giác ngộ, chứng Thánh quả và trở thành những vị tu sĩ Phật giáo đầu tiên. Khi có chư Tăng, thì Tam Bảo được hình thành.

Sau khi chứng quả vị Phật, Đức Phật thuyết Pháp độ cho 5 anh em ông Kiều Trần Như

Sau khi chứng quả vị Phật, Đức Phật thuyết Pháp độ cho 5 anh em ông Kiều Trần Như

Tam Bảo trong tâm

Phật Bảo trong tâm là tính giác biết sáng suốt. Không chỉ loài người, trong tâm mỗi chúng sinh đều có tính giác biết sáng suốt. Như con sâu cái kiến cũng biết đói, biết khát, biết sợ, biết chạy nhảy, biết vui buồn.

Pháp Bảo trong tâm là tính công bằng, chính trực, thường được gọi là “lương tâm”. Khi chúng ta làm một điều gì sai quấy, lỗi lầm thì lương tâm lên án, phán xét tội lỗi. Đức Phật cũng từ ngay tâm chính trực này mà thuyết ra Tam Tạng Kinh điển (Pháp).

Tăng Bảo trong tâm là tính trong sạch, thanh tịnh. Bản thể tâm chúng ta là trong sạch, thanh tịnh nhưng vì vô minh, khởi các tham, sân, si mà tâm bị khuấy đục, ô nhiễm. Giống như bản chất nước là trong sạch nhưng vì bỏ bùn đất vào nên trở thành nước bẩn.

Vì sao Phật, Pháp, Tăng (Tam Bảo) cao quý?

Đức Phật cao quý

Đức Phật là bậc Lưỡng Túc Tôn (trí tuệ, phúc đức đầy đủ): Ngài giác ngộ thấu triệt tất cả mọi sự vật trên thế gian, không gì là Phật không biết. Đức Phật còn đầy đủ tất cả các đức tính quý báu, đức hạnh tròn đầy và lòng từ bi bao la. Ngài thương xót và cứu giúp tất cả muôn loài chúng sinh, không chỉ riêng loài người.

Trong cuộc đời giáo hóa của Đức Phật, tất cả các bậc vua chúa cho các hàng trí giả trong xã hội đều quỳ xuống đảnh lễ dưới chân Ngài và cất lời tán thán: “Đức Gotama! Ngài như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, Ngài phơi bày ra những gì bị che kín, Ngài chỉ đường cho kẻ lạc hướng, Ngài đem đèn sáng vào trong bóng tối để cho những ai có mắt có thể thấy. Đức Thế Tôn, chánh giác đã được Ngài dùng nhiều phương tiện trình bày và giải thích”

Bởi vậy, Đức Phật là bậc tối tôn tối quý mà tất cả chúng ta rất nên nương tựa.

Giáo Pháp cao quý

Pháp là do chư Phật thuyết giảng cho chúng sinh, cứu độ chúng sinh. Đức Phật là người đã chứng đạt chân lý tuyệt đối nên Pháp mà Ngài nói ra cũng là chân lý đúng đắn. Vì thế, Pháp rất quý báu. Nhờ những lời dạy quý báu của Đức Phật, chúng ta biết sống, biết tu dưỡng để hết khổ đau, đạt được giác ngộ, giải thoát và an vui vĩnh viễn.

Chư Tăng cao quý

Chư Tăng là những người bỏ được cái khó bỏ, làm những việc khó làm: Đi xuất gia phải bỏ mẹ cha, anh em, vợ/chồng, con cái; bỏ nhà cửa, tài sản, công danh sự nghiệp ở đời cùng những thú vui của người tại gia. Đó đều là những điều rất khó từ bỏ.

Sau đó, họ vào chùa, theo Thầy học đạo, thức khuya, dậy sớm, ăn uống đơn giản rồi học Kinh kệ, thực hành giới luật. Phật tử tại gia chỉ giữ 5 giới còn người đi xuất gia, làm Sa di phải giữ 10 giới, Tỳ Kheo giữ 250 giới và Tỳ Kheo Ni giữ 348 giới.

Người xuất gia cũng không có lương bổng, sống nhờ sự chu cấp của quý Phật tử, tài sản không có gì ngoài 3 tấm y và 1 bình bát. Chư Tăng một đời tu hành, phụng sự chúng sinh, lấy công đức phước báu làm lương; lấy tất cả chúng sinh là cha mẹ, anh em quyến thuộc của mình, không còn điều gì riêng tư cho mình.

Có thể nói, chư Tăng giống như những bông sen ở trong đầm giữa mùa hè oi ả. Những bông sen ấy toả hương thơm mát dịu, làm thanh khiết tâm hồn chúng ta. Trong cuộc đời ngũ trược ác thế, chúng sinh đầy rẫy những “bụi nhơ”, tâm hồn lấm lem, tham sân si, ganh ghét đầy rẫy nhưng những vị tu sĩ lại đi trên con đường ly tham, ly sân, ly si; từ bỏ tham, sân, si. Đó là những điều rất cao quý.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hãy xem mình là khách viễn du

Kiến thức 14:40 25/11/2024

Hạnh phúc lâu dài không thể có được bằng việc tích lũy vật chất. Dầu có bao nhiêu bạn, họ cũng không thể khiến ta hạnh phúc. Hoặc đắm chìm trong sắc dục không ích lợi gì ngoài việc đưa ta đến khổ đau.

Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?

Kiến thức 11:44 25/11/2024

Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.

Thế nào gọi là pháp sư?

Kiến thức 09:37 25/11/2024

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Xem thêm