Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 11/09/2019, 17:46 PM

Tâm hồn thanh thản, bình an là gốc của hạnh phúc

Cuộc sống của chúng ta không bao giờ bằng phẳng, mà có rất nhiều chông gai, khó khăn và thử thách, khiến chúng ta gục ngã. Nhưng nếu ta biết điều phục được tâm mình thì mọi việc sẽ an ổn và ta sẽ cảm nhận được hạnh phúc.

>>Phật tử có thể đọc loạt bài về Lời Phật dạy 

Hạnh phúc chân thật phải xuất phát từ tâm hồn của chúng ta. Ảnh minh họa

Hạnh phúc chân thật phải xuất phát từ tâm hồn của chúng ta. Ảnh minh họa

Bài liên quan

Trong Kinh tạng Nykaya, trăm năm trong cõi người ta tuy có tới ba vạn sáu ngày ngày nhưng thật là ngắn ngủi. Đời người như bóng câu lướt ngoài cửa sổ, càng ngắn ngủi hơn vì mấy ai sống tới trăm năm. Vô thường sẽ lần lượt đến với mọi người mà không bao giờ hẹn trước. Đến một lúc nào đó có lẽ bạn sẽ hiểu được rằng chỉ cần sống khỏe mạnh, ngày ngày nở nụ cười bình yên đã là một loại hạnh phúc của nhân sinh rồi.

Niềm hạnh phúc đích thực nhất là niềm vui giải thoát; sự giải thoát có được nhờ quá trình tu tập, khi không có sự phiền muộn, sầu não, trong lòng không còn bất kì gánh nặng nào nữa, khi đó mới đích thực là niềm vui, niềm hạnh phúc đích thực, tuyệt đối, đây mới là niềm hạnh phúc mà chúng ta theo đuổi. Hạnh phúc chính tại tâm ta.

Thật ý nghĩa khi nghe được những lời giảng của Đại đức Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì chùa Ba Vàng, Quảng Ninh về vấn đề hạnh phúc chân thật, về vấn đề làm sao để có được cái tâm hạnh phúc. Dưới đây là những lời dạy của Đại đức, quý Phật tử cùng đọc và chiêm nghiệm: 

Đại đức Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì chùa Ba Vàng. Ảnh: Chùa Ba Vàng

Đại đức Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì chùa Ba Vàng. Ảnh: Chùa Ba Vàng

Bài liên quan

Hạnh phúc chân thật phải xuất phát từ tâm hồn của chúng ta. Tâm của chúng ta phải như thế nào? Đó là chúng ta phải đào luyện một cái tâm biết hài lòng với cuộc sống, biết nở nụ cười trước tất cả những nghịch cảnh khó khăn. Mình cứ yêu đời, cứ lạc quan, điều này mới giúp cho chúng ta có hạnh phúc được. Còn cuộc sống này không bao giờ bằng phẳng, có rất nhiều chông gai, khó khăn và thử thách nhưng chúng ta biết đi qua nó, coi nó như những trang sách mà chúng ta được đọc những câu chuyện thôi. Thực sự cuộc đời là quyển sách để chúng ta đọc qua.

Trong kinh Pháp cú, Đức Phật dạy về tâm chúng ta mà chúng ta cần phải rèn, không phải nữ giới mà kể cả nam giới, chúng ta phải rèn thì mình mới được hạnh phúc. Đức Phật nói về tâm này: Tâm của chúng ta rất khó nắm giữ và rất khinh động, cái tâm này chạy nhảy lung tung mà Phật dạy nó giống như là con khỉ và con vượn vậy. Khi tâm chạy nhảy lung tung như vậy, nó khiến chúng ta sẽ bất an đau khổ. Nếu một người không được rèn luyện tâm thì thường thất vọng và đau khổ nhiều.

Tâm cảm nhận được hạnh phúc là một cái tâm phải bình an. Cho nên tâm hồn thanh thản, bình an là gốc của hạnh phúc.

Tâm cảm nhận được hạnh phúc là một cái tâm phải bình an. Cho nên tâm hồn thanh thản, bình an là gốc của hạnh phúc.

Cho nên, tâm khó giữ và khinh động theo các dục, nó quay cuồng. Tâm chúng ta chạy theo các ham muốn, dục lạc; nó quay cuồng; và như thế chúng ta khổ mãi. Đức Phật có dạy:

"Lành thay điều phục tâm

Tâm điều, an lạc đến".

Bài liên quan

Khi tâm chúng ta được điều phục thì trong bất kì hoàn cảnh nào, ta vẫn an lạc được. Cuộc đời này là như vậy. Sóng gió, phong ba rất nhiều nhưng mà tâm chúng ta định tỉnh được, điều phục được an rồi, tâm an thì mọi việc an ổn. Cho nên, các vị Thiền sư ngày xưa, họ không phải có cuộc sống vật chất sung túc, nhưng họ rất an lạc. Đức vua Trần Nhân tông của chúng ta bỏ ngai vàng vào trong núi Yên Tử, ngồi trong hang đá để tu hành, nhưng mà lại rất an. Cho nên Ngài mới nói là "Cư trần lạc đạo", viết bài phú Cư Trần Lạc Đạo, ở trong trần gian, mà tâm an lạc được với đạo.

Cho nên, thật sự chúng ta phải quay về, biết được hạnh phúc gốc ở tâm chúng ta. Khi tâm này được điều phục, được huấn luyện, được tôi luyện rồi; nó có bản lĩnh, nó vững vàng thì trong trường hợp nào cũng vẫn an lạc. Dù sóng gió, dù khổ đau đến với chúng ta, chúng ta vẫn giữ được tâm an lạc. Đây là điều rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, vì mục đích của chúng ta là đạt được hạnh phúc. Mà hạnh phúc là chúng ta biết phải ở tâm, không có cái gì khác cả. Tâm không cảm nhận được hạnh phúc thì ta không hạnh phúc. Tâm cảm nhận được hạnh phúc là một cái tâm phải bình an. Cho nên tâm hồn thanh thản, bình an là gốc của hạnh phúc.

Trong nhịp sống hối hả, tấp nập, bon chen hiện nay khiến chúng ta khá mỏi mệt. Sự thảnh thơi, an lạc, bình yên là điều mà con người hiện đại đang tìm kiếm. Vậy thì bạn hãy tìm đến những triết lý sâu sắc của Phật giáo để có được những giây phút thư thái, an lạc. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

“Chánh niệm hơi thở để làm mới tâm trí”

Phật giáo và người trẻ 10:19 26/04/2024

Đây là chủ đề khóa tu "Xuất gia gieo duyên" tổ chức tại thiền viện Phước Sơn (Biên Hòa, Đồng Nai), với sự tham gia của 117 thiện tín, Phật tử phát tâm trải nghiệm đời sống tu sĩ trong thời gian ngắn.

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật giáo và người trẻ 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Trung thực với chính mình

Phật giáo và người trẻ 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Tìm hạnh phúc từ bên trong

Phật giáo và người trẻ 09:38 22/04/2024

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày.

Xem thêm