Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 21/10/2016, 09:19 AM

Tấm lòng nhân từ trên quê biển Vĩnh Châu

Lý giải về vấn đề lạ lùng này, Sư cô Tâm Liên giải thích: “…mình làm tốt để chúng sinh hưởng, để họ bớt khó khăn là mừng rồi, không nhất thiết phải lưu vào sổ sách để báo công với mọi người, làm vậy không còn ý nghĩa nhân ái…”

Dù đã bước sang tuổi người xưa hiếm, nhưng Sư cô Trương Thị Chu, pháp danh Thích Nữ Tâm Liên vẫn giữ được phong cách nhanh nhẹn, trẻ trung với nụ cười thật đôn hậu, bao dung. 

Sư cô cho biết: “…tôi có duyên phận với đường tu vào năm 1970 (lúc 26 tuổi), sau khi làm tròn chữ hiếu với song thân, tôi xuất gia và tu hành tại chùa Ngọc Châu Như với tâm nguyện phụng sự chúng sinh thoát vòng khổ ải…”.
Sư cô Trương Thị Chu, pháp danh Thích Nữ Tâm Liên
Trong một lần tình cờ, lúc mới 21 tuổi, sư cô phát hiện nhiều tài liệu liên quan đến các bài thuốc Nam trị bệnh thông thường, bệnh gan, thần kinh, dạ dày, các bệnh phụ khoa…, cô bắt đầu nghiên cứu, đi tìm các vị thuốc để bắt đầu cuộc hành trình cứu giúp bệnh nhân nghèo quanh vùng. Nhờ nghiên cứu sâu các tư liệu và học hỏi thêm ở nhiều vị lương y khác, sư cô đã điều trị miễn phí thành công khá nhiều căn bệnh.

Bà Lý Thây, ngụ ấp Cà Lăng A biển, thị trấn Vĩnh Châu cho biết: “…gia đình tui có 3 người đều bị bệnh phụ khoa, nhà nghèo nên không tiền chữa trị, may nhờ có sư cô chữa bệnh miễn phí đến nay chúng tôi đã khỏe mạnh và rất mang ơn sư cô…”

Năm 2000, thấy nhiều phật tử có nguyện vọng xây chùa trên vùng quê biển, Sư cô Thích Nữ Tâm Liên bắt tay vào xây dựng tịnh xá Ngọc Châu Như (tọa lạc tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng). Duyên may đã đến khi có một phật tử tên Dương Thị Hảo đã phát tâm hiến 5.000 mét vuông đất để xây tịnh xá, sau đó nhiều tấm lòng vàng khác đã cùng hiến thêm trên 16.000 mét vuông để tịnh xá rộng, thoáng, thuận tiện cho nhiều phật tử đến hành lễ và điều trị bệnh cho bệnh nhân nghèo. Nhiều mạnh thường quân ở nước ngoài biết chuyện đã hỗ trợ nhiều kinh phí để tu sửa tịnh xá thật khang trang, có thêm điều kiện khám chữa bệnh tốt hơn.

Năm 2000 trong những lần đi trị bệnh, thăm hỏi các gia đình nạn nhân bị ảnh hưởng của cơn bão số 5, Sư cô đã phát hiện còn có nhiều mảnh đời bất hạnh, nhất là người dân tộc Khmer đang cần sự giúp đỡ, bà đã đứng ra vận động các tấm lòng vàng chung tay cùng làm công tác xã hội, từ thiện để những mảnh đời bất hạnh vơi bớt khó khăn.

Sư cô Thích Nữ Tâm Liên tâm sự: “…thấy nhiều cảnh đời quá bi thương, tôi đau đớn lắm, thương họ vô cùng, từ đó đã hình thành các phong trào tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách. Rất mừng vì ngày càng có nhiều người cùng tham gia…”.

Có một câu chuyện buồn mà người dân Vĩnh Châu luôn nhớ mãi. Chuyện rằng những năm trước nhiều người trồng củ hành tím (đa số là người Khmer) bị bệnh đau mắt rất nghiêm trọng. Điều đáng trách là nhiều người do thiếu hiểu biết tự điều trị bệnh bằng dược liệu tự chế, phản khoa học dẫn đến bị mù mắt. Biết chuyện, Sư cô Chu đã đến gặp gỡ, động viên, giải thích sự nguy hiểm này, đồng thời trang cấp nhiều mắt kính cho người làm nghề củ hành tím. Nhờ vậy là một số người đã “thoát mù” trong gang tấc. Một số khác do mới phát bệnh được sư cô đưa đến Tp.HCM điều trị thành công.

Ông Sơn Danh, ngụ ấp Cà Lăng A biển kể lại: “…nếu không có Sư cô Chu, tui đã bị mù vì tin lời người khác tự chế biến thuốc đau mắt, may nhờ có cô đến giải thích nên đã hiểu và ngừng ngay hành động nguy hiểm của mình…”.

Điều mà chúng tôi vô cùng ngạc nhiên là dù đã cất hàng trăm căn nhà tình thương cho hộ nghèo với số tiền hàng tỷ đồng, hỗ trợ hàng chục người đi mổ mắt tại Tp.HCM,  xây dựng hàng chục cây cầu kiên cố, các tuyến đường giao thông nông thôn, xây dựng nhiều trường học, các công trình phúc lợi an sinh, hỗ trợ hàng trăm suất học bổng cho học sinh nghèo, cấp phát  hàng trăm tấn gạo cho các gia đình khó khăn, hỗ trợ nhiều gia đình nghèo gặp tang chế nhưng không có khả năng lo toan lúc gia đình bối rối..., nhưng tại tịnh xá không hề có sổ sách ghi chép lại cụ thể các số liệu, công trình đã thực hiện.

Lý giải về vấn đề lạ lùng này, Sư cô Tâm Liên giải thích: “…mình làm tốt để chúng sanh hưởng, để họ bớt khó khăn là mừng rồi, không nhất thiết phải lưu vào sổ sách để báo công với mọi người, làm vậy không còn ý nghĩa nhân ái…”.

Một lời giải thích rất chân tình, mộc mạc nhưng thấm đượm tình người.

Tô Phục Hưng
Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Tp.Cần Thơ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng

Gieo mầm thiện 14:33 20/04/2024

Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột.

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Bánh mỳ 0 đồng dành cho người nghèo và người khuyết tật

Gieo mầm thiện 16:55 13/04/2024

Từ nhiều năm nay, đều đặn mỗi sáng, tủ bánh mì 0 đồng tại địa chỉ 296 đường Thống Nhất (TP. Nha Trang) phục vụ cả trăm ổ bánh mì cho những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Nha Trang. Tuy trị giá mỗi ổ bánh mì không lớn nhưng chứa đựng tình cảm ấm áp của người cho.

Xem thêm