Tâm oán giận, căm hờn là nhân tạo ác nghiệp
Hỏi: Nếu người này giế.t người kia để trả thù cho mình hay cho cha mẹ mình hoặc thân nhân mình, như vậy có tội hay không?
Hỏi:
Nếu người này giế.t người kia để trả thù cho mình hay cho cha mẹ mình hoặc thân nhân mình, như vậy có tội hay không? Theo ý kiến của riêng tôi thì không tội. Vì sở dĩ mà người ấy phải giết người kia để trả thù nghĩa là họ không còn chịu nổi cái khổ của người bị giết gieo vào lòng họ. Thì tôi nghĩ điều đó không có tội.
Thân tạo ác nghiệp đưa đến quả báo khổ
Đáp:
Sự cố ý giết người với tâm ác, thì làm sao khỏi tội được. Khi đã giết được kẻ thù rồi ta cũng không mập thêm mà cũng không ăn thịt người ấy được, trái lại còn mang thêm tội lỗi oan trái oán thù. Lòng ta luôn luôn phập phồng lo sợ, vì sợ ngày nào đó tội sát nhân bị khám phá thì bị tù đày giam cầm khổ sở. Nếu may ra mà trốn tránh được khỏi luật trên đời này rồi cũng chưa yên vì tâm hằng phập phồng lo sợ con cháu họ trả thù.
Người ấy sống với một tâm trạng lo âu như vậy, thử hỏi làm sao yên vui được. Do đó nên gọi là Tội. Người Phật tử chân chính biết giữ giới rất trọng giới luật của mình, hết sức không cho phiền não phát sinh.
Ðức Phật dạy sở dĩ chúng sinh phải bị luân hồi, một phần cũng vì còn lòng sân hận ngoan cố không chịu dứt bỏ sự thù oán và oan trái. Vì có trả thù nên mới có oan trái triền miên không bao giờ ngừng nghỉ. Vì vậy nên Ngài có dạy trong kinh Pháp cú rằng: "Lấy oan trái cột oan trái thì oan trái ấy không bao giờ dứt. Lấy ơn trả oán, oán ấy mới tiêu tan." (Kinh Pháp cú, câu 3, 4, 5).
Ðức Phật thường dạy Phật tử thà là mình chịu khổ, đừng làm khổ kẻ khác. Trên thực tế Ngài dạy chúng ta nên cố nhẫn nại, hỷ xả để tha lỗi kẻ khác, đừng cột oan trái với nhau.
Cột oan trái: nghĩa là cố nhớ tội lỗi hay điều mà người ta đã làm trái nghịch với ta, và có cơ hội đặng trả thù trả oán. Người hành động như thế gọi là kết cấu oan trái oán thù. Khi người cột oan trái oán thù cũng như vay rồi trả, trả xong lại vay, không biết chừng nào mới hết, nếu người không có trí tuệ để nhận định chân lý về cái khổ của mình khi bị người làm hại.
Trước khi muốn dứt oan trái thì người nên dẹp sự giận hờn, oán ghét và gieo mầm từ ái trong tâm mình, rồi rải lòng từ đến cho tất cả chúng sinh, người làm được như thế mới mong giải thoát khỏi sự oán thù và oan trái.)
Trở lại vấn đề giế.t để trả thù. Người cố tâm trả thù. Trước hết trong tâm người ấy chứa đầy sự oán giận, căm hờn. Tâm ấy thuộc về tâm ác, đó là nhân tạo ác nghiệp. Gây thêm oan trái.
Tâm người nghĩ muốn trả thù là tâm đã hướng về điều ác, hay đang đi trên con đường tới nơi khổ là bốn đường ác. Người mà nghĩ đến trả thù, họ không nghĩ rằng, họ đang tăng thêm sự lo sợ và khổ vào lòng họ, đã gọi là giế.t thì dù với nguyên nhân nào cũng đều phạm vào giới sát, nếu khi nhận thấy đủ chi tiết.
Trích từ "Giải đáp thắc mắc của người cư sĩ".
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?
Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Xem thêm