Tiếng kinh Phật chữa lành một tâm hồn mỏi mệt
Tôi có quen một người anh, gọi là thân thì không phải mà gọi là lạ thì cũng chẳng đúng. Chỉ đơn giản là làm cùng một cơ quan, chứng kiến những thời khắc trong công việc và cuộc sống của nhau. Thấm thoắt trải qua đến năm, sáu mùa xuân cùng làm việc với nhau trong một đơn vị cơ quan.
Anh có thói quen mà theo mọi người đánh giá là chẳng giống ai. Trong giờ làm việc, anh mở những bài nhạc kinh Phật lên, vừa làm vừa lắng nghe. Rồi đến giờ nghỉ trưa, khi tất cả tập trung tại phòng ngủ để tranh thủ chợp mắt, anh lại đi tìm một góc vắng, trải chiếu nằm trên nền nhà, bật những khúc kinh Phật như thay cho lời ru để chìm vào giấc ngủ. Có đôi khi tôi lại nhìn thấy, anh ngồi xếp bằng hai chân, nhắm nghiền đôi mắt lại, giống như một nhà sư đang thiền định. Sẽ không sao nếu đó là sở thích trong lúc rảnh rỗi đời thường, nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần trong một môi trường công việc đòi hỏi nhiều sự nghiêm túc thì đó là cả một vấn đề.
Đã từng có nhiều người chứng kiến cảnh đó thì cười cợt sau lưng anh, họ nghĩ anh bị “điên”, “không bình thường”. Nhưng trong cuộc đời, để đánh giá đúng một con người, chúng ta nên đặt mình vào hoàn cảnh của họ. Họ chỉ nhìn vào những gì trước mắt khi gặp nhau trong công việc, nhưng lại không biết sau khi kết thúc công việc trở về nhà, anh phải trải qua những gì.
Anh sinh ra trong một gia đình người có công với cách mạng, nhưng cũng vì thế mà bản thân con của anh phải gánh chịu di chứng bệnh tật của chiến tranh tàn khốc. Kinh tế gia đình eo hẹp, tất cả phụ thuộc vào đồng lương cán bộ công chức của anh. Đây vốn dĩ không phải là công việc yêu thích của anh. Anh từng nói với tôi về ước mơ được nghỉ công việc nhàm chán này để đi học nghề thuốc giúp người, nhưng nếu anh nghỉ thì ai sẽ nuôi gia đình. Đứng trước lựa chọn sống cho bản thân và sống vì gia đình, anh buộc phải chấp nhận từ bỏ đam mê. Và những ngày tháng đi làm công việc không yêu thích, rồi trở về chăm đứa con bệnh tật, một vòng luẩn quẩn cứ đeo đuổi anh ngày này qua tháng nọ, khiến tâm trí anh rối loạn, bức bối. Đã có những lần anh trở nên nổi nóng, cáu gắt với tất cả mọi người. Rồi anh lại tìm một góc riêng, bật lên khúc nhạc kinh Phật, anh lắng lại, cho đến lúc tâm trí bình yên thì nói lời xin lỗi mọi người.
Tôi hiểu sự mệt mỏi đó của anh. Ai cũng vậy thôi, đều có những thời điểm cảm thấy cuộc sống ngập tràn mệt mỏi, u ám, bất lực mà chẳng thể nào rãi bày với ai. Có thể do chẳng ai hiểu anh, cũng có thể do anh mất niềm tin vào một cuộc sống đang bị nhiều giá trị tiền bạc, danh lợi thao túng. Anh tìm đến đạo Phật để chữa lành tâm hồn nhiều vết xước, lắm mệt mỏi của mình. Vì đạo Phật chỉ ra cho anh rằng “Thiện giả thiện báo, ác giả ác báo”. Anh có thể mất lòng tin vào cuộc sống, nhưng đức tin vào Phật pháp không bao giờ mất cả. Anh tin đức Phật sẽ cứu rỗi anh khỏi bể khổ, rằng những gian khó trong cuộc sống chính là những kiếp nạn mà khi vượt qua sẽ tu thành “chính quả”. Những lúc khúc kinh Phật vang lên, trái tim anh như được chậm lại, tạm quên đi những phiền não tầm thường.
Tôi cho rằng, những gì anh làm tuy có vẻ khiến người ta cảm thấy “không bình thường”, nhưng điều ấy còn tốt hơn trăm vạn lần việc chúng ta cứ chịu đựng sống mãi trong sự tiêu cực. Không ít những người vì không chịu nổi những áp lực trong cuộc sống mà tự kết thúc đi cuộc đời mình. Họ ra đi để lại muôn vàn nỗi đau cho người thân, để lại giọt nước mắt cho người mẹ người cha, để lại gánh nặng cho người vợ người chồng. Vậy thì có thể tìm thấy được một chốn an yên trú ẩn cho tâm hồn như anh chẳng phải là tốt đẹp hơn gấp trăm vạn lần sao.
Cuộc đời tôi mới chỉ qua một phần ba chặng đường, nhưng cũng đã gặp được trăm ngàn kiểu người khác nhau. Có những người đến với đạo Phật vì chữ “Duyên”, có những người đến vì chữ “Cầu”, còn với anh đến với đạo Phật để giữ lấy niềm tin vào lẽ sống. Đạo Phật trong trái tim anh có lẽ là liều thuốc chữa lành cho tâm hồn nhiều mệt mỏi.
Vậy nên tôi thực sự rất muốn nói với mọi người rằng: Những lúc mệt mỏi nhất, hãy cứ để trái tim của chúng ta được lắng nghe những thanh âm thanh tịnh, được nghỉ ngơi, được lắng lại, để khi gian khó đi qua ta lại yêu và trân trọng cuộc sống này nhiều hơn!
*Bài viết được gửi từ tác giả Nguyễn Đức Kiên; địa chỉ: Thôn Tiên Lữ, Dân Hòa, Thanh Oai, Hà Nội.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thần lực của lời di chúc
Đạo Phật trong trái tim tôi 12:15 20/12/2024Đời người trăm năm, không gì ngoài sinh tử. Sinh thì lo sinh kế, Tử thì lo hậu sự lúc ra đi.
Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Xem thêm