Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận
Khi Phật còn tại thế, nhiều vị tỳ kheo đã chứng quả A La Hán nhờ quán về đề mục, “thân này gồm có 32 phần thể trược trong cơ thể”. Nhờ quán như vậy, nên ta bớt tham đắm vào sắc thân ô uế; do đó, ta không si mê, dính mắc, tham đắm vào ái dục.
Chính ta tham muốn ái dục, nên chấp trước, bám víu vào đó, mà làm khổ đau cho nhau. Không một ai có thể phủ nhận sự hiện hữu của đau khổ trên cõi đời này. Đau khổ mà con người phải gánh chịu ngày hôm nay là hậu quả do chúng ta đã làm những nghiệp bất thiện trong quá khứ, chính lòng ham muốn ái dục là động cơ thúc đẩy ta hành động tạo nghiệp từ thân, miệng, ý. Cũng chính ái dục thúc đẩy con người luyến ái, bám víu, và dai dẳng đeo đuổi theo sự sống. Lòng khát khao ham muốn ấy lôi cuốn con người từ kiếp sống này đến kiếp sống khác, không có ngày thôi dứt.
Là người xuất gia tu theo đạo giác ngộ giải thoát, ta không nên bám víu vào ái dục. Ta phải tìm cách diệt trừ tận nguồn gốc của cây ái dục, để rễ của nó không còn có khả năng đâm chồi lên được. Nếu ta diệt dục như việc cắt cỏ dại, thì sau khi được cắt rồi, cỏ dại lại mọc lên nhanh, và ra nhiều hơn trước nữa.
Gốc cây ái dục sâu và vững, nó giống như một tập khí vậy. Tuy ta đã đốn ngang thân cây, nhưng lại không chịu đào bứng gốc, vì vậy cành lá tiếp tục nảy sinh ra trở lại. Tâm ái dục nếu chưa dứt trừ, thì cái khổ do ái dục đem tới vẫn còn nguyên như cũ, khi gặp duyên sẽ phát sinh luyến tiếc, nhớ thương, mà làm đau khổ cho ta.
Dòng suối tâm ý ấy cứ mặc tình trôi chảy, khiến cho những nút thắt ái dục đan kết lại với nhau chằng chịt. Chỉ có tuệ giác chân thực của Thế tôn mới có khả năng phân biệt và thấy rõ được đìều này và giúp cho ta đoạn trừ được căn nguyên của nó, phát xuất từ tâm ý.
Dòng suối ái dục thấm vào suy nghĩ, nhận thức của ta, phát triển mau chóng, lớn mạnh, quấn vào nhau, để ta khó bề rời xa. Nguồn suối ái dục như giếng sâu không đáy làm cho cái già và cái chết xảy đến nhanh chóng, nên các vị vua thời phong kiến ít có người nào chết già, sống thọ.
Những cành nhánh của cây ái dục cứ tiếp tục sinh trưởng không dừng nghỉ, cũng bởi vì chúng được nuôi dưỡng bằng các thực phẩm thêm lớn lòng ham muốn ái dục. Khi ta mê mờ bởi những thực phẩm này, chúng nuôi dưỡng thêm sự oán hận, chúng kết thành nhiều tấm lưới để ràng buộc chúng ta lại, làm ta chịu khổ đau từ đời này sang kiếp nọ, không có ngày thôi dứt. Người thiếu sáng suốt và trí tuệ thì cứ nôn nóng muốn đi về hướng ấy hoài, mà không biết làm cách nào để thoát ra, vì nó theo ta như hình với bóng.
(344)
Người lìa ái dục, xuất gia
Sống vui ở chốn rừng già, núi sâu
Để rồi một sớm quay đầu
Xuôi dòng ái dục thương đau về nhà,
Kẻ hoàn tục đáng xót xa
Cởi ra rồi lại tự ta trói vào.
(345)
Với người trí tuệ mở mang
Dù cho trói buộc bằng phương tiện gì:
Dây gai, cây, sắt sá chi
Nào đâu vững chắc, chẳng hề bền lâu!
Riêng lòng luyến ái khát khao
Vợ con, châu báu quyện vào chẳng xa,
Trói này sao gỡ cho ra!
(346)
Những người có trí nói rằng:
Dây này trói buộc ngày càng chắc thêm
Dây tuy mềm mại, êm đềm
Nhưng mà sao dễ nhận chìm người ta
Khó mà tháo gỡ cho ra
Thế nên người trí lìa xa dục tình
Cắt dây luyến ái cho nhanh
Tự mình giải thoát, tu hành bản thân.
Một chàng cư sĩ đã có vợ và con, ý thức được sự khổ não của đời sống gia đình, nên anh thỏa thuận với vợ để được xuất gia. Cô vợ đồng ý, anh ta được Phật tế độ và nhờ Phật chỉ dạy phương pháp diệt trừ ái dục. Sau đó, anh một mình tiến vào rừng sâu, thực hành hạnh buông xả suốt ba năm, nhưng không thành công, mà luôn khởi ý niệm thương nhớ về vợ con ngày càng mãnh liệt. Buồn quá, anh quyết định hoàn tục, trở về đời sống gia đình, vui vẻ sống bên con, bên vợ.
Phật biết điều này, nên Người dùng thần lực đến gặp và khéo léo phương tiện để giúp đệ tử mình vượt qua đam mê luyến ái dục vọng. Kẻ bị tù đày làm súc sinh, quỷ đói hoặc bị đọa địa ngục nhưng có ngày ra khỏi, người vô minh, mê muội, vướng vào tiền bạc nhà cửa, luyến ái vợ con, biết chừng nào mới hết khổ đau bởi luân hồi, sinh tử. Nói xong, Phật dùng kệ để nhắc lại phương pháp hành trì:
Như chặt cây mà không bứng rễ
Cành nhánh vẫn mọc lại bình thường
Muốn trừ ái dục si mê
Bứng ngay rễ ý an nhiên thanh nhàn.
Vị đệ tử sau khi nghe lời Phật dạy, thường xuyên quán chiếu tinh cần, nên một thời gian sau chứng quả giác ngộ giải thoát.
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập. Chính nó đã ăn sâu vào tâm thức của chúng ta, và theo ta từ vô thủy kiếp đến nay, chỉ cần ý khởi lên là tâm niệm thèm khát trong ta sẽ trỗi dậy vô cùng mãnh liệt. Nếu ta lơ là, bất giác một chút, thì nó nhanh chóng cuốn ta nhớ về dĩ vãng, quá khứ chung đụng ái ân, như vị tỳ kheo trên. Do chấp ngã thấy thân này là thật, nên ta dễ sinh kiêu mạn, và bám víu vào đó, dính mắc, chấp trước. Những tư duy và nhận thức của ta đều có thể được tô điểm cho bản ngã lớn thêm, nên ta say mê, đắm đuối vào ái dục, không biết chừng nào mới thoát ra được. Phật dạy, ái dục từ tâm ý phát sinh, nó là đầu mối dẫn ta đi trong luân hồi sinh tử để chịu khổ đau. Muốn dứt trừ nó cũng không khó, chỉ cần ta chịu khó buông xả từng ý niệm khi nó phát sinh, và cứ như thế, ta cố gắng duy trì bền bỉ, chuyển hóa từng ý niệm.
Đặc điểm của kinh là đức Phật sử dụng rất nhiều hình ảnh tuyệt diệu. Một trong số đó là hình ảnh con tằm kéo cái kén làm thành tù ngục để tự giam hãm nó. Trong một bản dịch khác đã dùng hình ảnh con nhện với cái lưới của nó. Tuy nhiên cả hai hình ảnh đều cùng diễn tả một hành động của kẻ thiếu trí tuệ, đó là tự giam mình trong tù ngục của dâm dục, cái nhà tù do chính họ tự tạo ra mà không phải ai khác. Người trí thì có khả năng chấm dứt và buông bỏ, không đoái hoài tới sắc dục, nên có thể diệt trừ được tất cả khổ nạn.
Khi Phật còn tại thế, nhiều vị tỳ kheo đã chứng quả A La Hán nhờ quán về đề mục, “thân này gồm có 32 phần thể trược trong cơ thể”. Nhờ quán như vậy, nên ta bớt tham đắm vào sắc thân ô uế; do đó, ta không si mê, dính mắc, tham đắm vào ái dục. Chính ta tham muốn ái dục, nên chấp trước, bám víu vào đó, mà làm khổ đau cho nhau. Không một ai có thể phủ nhận sự hiện hữu của đau khổ trên cõi đời này. Đau khổ mà con người phải gánh chịu ngày hôm nay là hậu quả do chúng ta đã làm những nghiệp bất thiện trong quá khứ, chính lòng ham muốn ái dục là động cơ thúc đẩy ta hành động tạo nghiệp từ thân, miệng, ý. Cũng chính ái dục thúc đẩy con người luyến ái, bám víu, và dai dẳng đeo đuổi theo sự sống. Lòng khát khao ham muốn ấy lôi cuốn con người từ kiếp sống này đến kiếp sống khác, không có ngày thôi dứt.
(347)
Những người ái dục đắm chìm
Xuôi dòng ái dục vào miền khổ đau
Lọt vòng dây trói trước sau
Tựa như con nhện mắc vào lưới giăng.
Ai mà dứt mọi buộc ràng
Không còn ái dục, chẳng vương não phiền.
(348)
Mặc cho quá khứ trôi đi
Níu chi hiện tại, chờ gì tương lai
Rời mau bến thảm cuộc đời
Vượt qua bờ nọ là nơi tuyệt vời
Khi tâm đã giải thoát rồi
Đâu còn sinh lão nổi trôi xoay vần.
(349)
Người nào bị khuấy động nhiều
Bởi tâm xấu ác, bởi điều bất lương
Thường ham dục lạc vô cùng,
Người mà dục lạc cầu mong tăng nhiều
Tự mình một sớm một chiều
Trói mình thêm chặt vào theo não phiền.
(350)
Ai vui vì chẳng còn vương
Tư tưởng bất thiện, bất lương loại trừ,
Xác thân bất tịnh suy tư
Giữ gìn chánh niệm, thích ưa điều lành
Sẽ trừ ái dục vây quanh
Ma Vương ràng buộc phá nhanh dễ dàng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm