Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 25/11/2022, 10:07 AM

Làm thế nào để kiềm chế ham muốn dục vọng?

Con chưa lập gia đình và là một Phật tử khá thuần hành. Tuy nhiên, con thấy vô cùng xấu hổ không hiểu tại sao dục vọng của con rất lớn đôi khi tưởng như không thể kiểm soát được mình.

Con có bạn gái và dù rất tôn trọng cô ấy, không bao giờ muốn quan hệ bất chính để phạm giới cho đến khi chúng con lập gia đình nhưng nhiều lúc con tưởng đã phải đầu hàng khi rất muốn quan hệ để thỏa mãn dục vọng. Đến thời điểm này chúng con vẫn còn trong trắng, chưa quan hệ lần nào cả nhưng cứ gần cô ấy là dục vọng trong con trỗi dậy rất nhiều. Cô ấy cũng là Phật tử như con nên rất thông cảm, khuyên con cố gắng lạy sám hối tu hành để giảm nhưng không được bao nhiêu. Vì thế, để thỏa mãn những lần không kiềm chế nổi, con đã phải tự thủ dâm hoặc xem những hình ảnh con biết là xấu để tự thủ dâm thỏa mãn cho mình. Mỗi khi làm xong trong con lại hối hận và xấu hổ nhưng không còn cách nào và con cũng không có quan hệ với ai. Con biết chỉ cần tác ý là đã phạm tội. Xin Sư cho con biết trường hợp thủ dâm như con có phạm tội hay không? Con nên làm gì để giảm bớt dục vọng và thanh tịnh thân tâm sống tu hành cho tốt. Con xin cảm ơn Sư rất nhiều.

Đức Phật dạy: làm người không kết 4 nghiệp, trong đó không có nghiệp tà dâm.

Đức Phật dạy: làm người không kết 4 nghiệp, trong đó không có nghiệp tà dâm.

Đáp: Trong Kinh Thiện Sanh, Phật dạy Thi Ca La Việt: Người có hiểu pháp Hiền Thánh lễ bái sáu phương thế nào không?

Thưa, con chưa hiểu, xin được nghe.

Trước hết chừa bỏ 6 việc :

- Say sưa rượu chè,

- Đam mê cờ bạc,

- Đàn địch ca hát,

- Phóng đãng rong chơi,

- Lười biếng sợ nhọc,

- Giao du bạn xấu.

Kế tiếp không kết 4 nghiệp :

- Sát sanh,

- Trộm cắp,

- Tà dâm,

- Vọng ngữ.

Tiếp đến gỡ cởi 2 tâm :

- Tham lam,

- Giận hờn.

Và dùng thân thanh tịnh lễ bái sáu phương gọi là khéo sống (thiện sanh).

- Cha mẹ là phương Đông.

- Sư trưởng là phương Nam.

- Vợ chồng là phương Tây.

- Bà con là phương Bắc.

- Tôi tớ là phương dưới.

- Sa môn là phương trên.

Thi Ca La Việt là một thanh niên thời xưa, con nhà hiền đức lễ giáo, trước khi cha qua đời có dạy cho Anh về pháp lễ Bái 6 phương, Anh nghe lời mỗi sáng ra đứng trước cửa nhà mà lễ bái. Lúc bấy giờ Phật đi ngang qua thấy những cử chỉ đẹp của Anh liền dừng lại và giảng dạy ý nghĩa lạy 6 phương.

Bạn ơi! Thi Ca La Việt là mẫu thanh niên thuộc dòng dõi quý phái, tuy đã cách quá xa chúng ta trên 2500 băn rồi, nhưng Sư nghĩ mẫu người đó cũng đáng làm tiêu biểu để cho Phật tử chúng ta học hỏi.

Đức Phật dạy: làm người không kết 4 nghiệp, trong đó không có nghiệp tà dâm. Tà dâm không những Phật dạy vợ chồng sống chung phải có thủy có chung, có khí tiết giữ gìn nghĩa nhân với nhau, tôn trọng lẫn nhau, mà còn có ý nghĩa dạy cho người Phật tử khi chưa lập gia đình đang sinh họat cộng đồng với xã hội, không nên phóng túng đối với ái dục. Không phóng túng với ái dục tức là không suy nghĩ về ái dục, không hành động ái dục, không phóng đãng với ái dục, không nặng lòng với ái dục, giữ khí tiết làm người Phật tử cho sạch trong, làm gương mẫu cho đời. Dù chúng ta sống cách quá xa tiền nhân, nhưng cũng vẫn làm được những gì tiền nhân khai hóa.

Bạn ơi! Nghe nói người Việt chúng ta sống trên đất các quốc gia Tây phương, nhưng lúc nào cũng còn giữ khí tiết, đạo đức người Việt, huống chi chúng ta là Phật tử còn phải vượt bậc tiêu biểu hơn nữa phải không các Bạn!

Việc hôn nhân của người Việt xưa nay là việc trọng, vấn đề nam nữ khi chưa cưới hỏi chỉ gặp nhau, gần nhau là khó, huống gì sống chung đụng với nhau. Ở nông thôn có câu: “trai lớn lên có vợ, gái lớn lên có chồng”. Trong thập niên năm mươi trở về trước, nam nữ khoảng 16, 17 tuổi thì cha mẹ đôi bên đã cậy mai mối, làm thủ tục xin hỏi cưới rồi, nhằm tránh sự chung đụng không chính thức, nhưng người xưa vẫn sống chung đến răng long bạc đầu, thủy chung bất tận, không có gì phải chê trách. Tuy nhiên ông bà xưa còn ảnh hưởng thời phong kiến nên cha mẹ chồng rất khó khăn với nàng dâu, dù không ở trong môi trường quý phái, vua chúa cũng ít nhiều gây khó khăn cho “con dâu”. Sự khó khăn đó lại được truyền tử lưu tôn cho đến ngày nay vẫn còn râm rang trong các vùng cộng đồng nông thôn, còn cách xa trung tâm văn hóa hiện đại.

Thời nhà Nguyễn, pháp luật triều đình cũng can thiệp vào việc hôn nhân: "Nhằm tránh xảy ra những điều đáng tiếc, nhà nước quân chủ Việt Nam cũng can thiệp vào việc giá thú của người dân bởi những điều lệ hay luật. Điều lệ hương đảng do vua Gia Long ban hành năm 1804, khoản về giá thú đã dẫn câu từ sách cổ: "Hôn lễ là mối đầu của đạo người", "Giá thú mà bàn của cải là thói quen mọi rợ" và quy định: "Đại phàm lấy vợ lấy chồng, chẳng qua cốt được cặp đôi mà thôi, còn lễ cưới thì nên châm chước trong sáu lễ, lượng tuỳ nhà có hay không, chứ không được viết khế cố ruộng. Hương trưởng thu tiền cheo trong lễ cưới thì người giàu 1 quan 2 tiền, người vừa 6 tiền, người nghèo 3 tiền, người làng khác thì gấp đôi..." Năm 1864, luật pháp thời vua Tự Đức cũng quy định rõ lại lễ cưới xin của dân gian: "Từ lúc vấn danh đến khi xin cưới, cho kỳ hạn là 6 tháng, đều theo tiết kiệm, không được quá xa xỉ"

Đến thập niên 40, 50 việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con cái, xoá bỏ những tàn tích còn lại của chế độ hôn nhân phong kiến cưỡng ép, trọng nam khinh nữ, coi rẻ quyền lợi của con cái. Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự do, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi, đánh đập hoặc ngược đãi vợ. Cấm lấy vợ lẽ.

Việc hôn nhân ngày nay, được pháp luật bảo vệ và cởi mở, nhưng không phải vì sự cởi mở đó mà chúng ta phóng túng, mới làm quen phải tôn trọng ý kiến lẫn nhau, không lợi dụng tình bạn mà sớm chuyển sang ái dục, không đưa ái dục lên hàng đầu trong khi làm quen kết bạn với nữ giới. Mong rằng khí tiết của vị Ưu Bà Tắc, nam Phật tử phải cao thượng và vượt bậc hơn thế gian.

Làm quen với người nữ mà chúng ta cảm nhận người đó trong tương lai sẽ sống chung trăm năm, càng có sự tôn trọng, còn kỹ lưỡng hơn nữa. Người Phật tử khi gần gũi “bạn nữ” mà không thắng phục lòng mình thì rất tệ, nên xem là bạn tốt của nhau, có niềm tin lẫn nhau, thệ nguyện khi nào đôi bên ổn định nghề nghiệp, thật trưởng thành sẽ tiến đến hôn nhân. Muốn được như vậy, Bạn phải khởi tâm ý cao thượng, có ý chí khắc phục, dừng lại để khỏi phải phạm giới. Việc không xâm phạm đến nữ giới trước hôn nhân, chỉ có Bạn mới thắng phục lòng mình mà thôi, chứ không ai, kể cả người trên trước cũng không thể ngăn cản Bạn.

Việc tụng kinh, niệm Phật, lạy sám hối hay giữ giới là phương pháp tối ưu giúp Bạn giải tỏa những khát ái, tránh những thói hư tật xấu của kiếp chúng sanh, thân Bạn cũng giảm những căng thẳng do dục khởi. Người Phật tử sẽ không có những hành vi vi phạm đạo làm người, như kinh Thiện Sanh Phật đã dạy không tà dâm, không sống phóng túng. Tuy nhiên trường hợp nầy chỉ dành cho người giác ngộ, có ý thức cao thượng, người có ý tưởng lớn, cộng với sự quyết tâm thì việc giao lưu đó là việc bình thường, không còn bàn đến việc giải quyết tình dục, thủ dâm, hay tất cả những việc dâm ô phóng túng khác. Bạn cũng có thể phát tâm tụng kinh Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, trong đó có Phẩm Phổ Môn, Phật dạy như vầy: “Nếu có chúng sanh nào nhiều lòng dục ái, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát liền đặng xa lìa dục ái. “ Người Phật tử tâm mất chánh niệm, dục ái dậy sóng, nhất là trường hợp của Bạn nên niệm danh hiệu Đức Bồ Tát Quan Âm, xem “bạn gái” có Bồ Tát Quan Âm độ trì, là Quan Âm, Bạn sẽ không dám khởi niệm ái dục!

Trong nhà Phật đối với người có thọ giới pháp chơn truyền, sống trong môi trường đạo lý là nơi thanh tịnh và trong sạch nhất, người tu sĩ ở trong môi trường đó là cầu thoát ly sanh tử luân hồi mà còn có những ý niệm, hành vi vi phạm đạo lý làm người, vi phạm giới luật Phật đã ban hành, những vị đó được xem như tự nguyện bước ra khỏi môi trường đạo lý nhà Phật.

Đối với hàng cư sĩ tại gia như Bạn trình bày cũng là điều không tốt đó. Tuy nhiên không ai có thể cản trở việc làm của Bạn và chỉ có Bạn mới tự “giác ngộ, dừng ý nghĩ và hành vi bất thiện”, hóa giải những nhu cầu ức chế đó mà thôi. Chúng ta cũng cần phải cẩn trọng giữ gìn cho thân tâm trong sạch, có sức khỏe, đủ năng lượng để phụng sự gia đình và cuộc đời.

Làm con Đức Phật sạch trong

Giữ gìn khí tiết cho lòng tịnh thanh

Không nên có những tà tâm

Làm hại người khác sai lầm bạn ơi

Để dành sức khỏe xây đời

Làm tiêu biểu cho muôn người quanh ta

Giữ gìn luật Phật mới là

Xứng đáng dòng dõi Thích Ca xây đời

Mua vui chi khổ Bạn ơi

Dứt những tật xấu phước trời tặng cho.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?

Hỏi - Đáp 08:30 31/10/2024

Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?

Vì sao phải nói Tam quy y khi phóng sanh?

Hỏi - Đáp 16:15 30/10/2024

Hỏi: Tại sao khi thực hiện phóng sanh phải nói Tam quy y cho loài vật đó?

Có thể sửa đổi vận mệnh được không?

Hỏi - Đáp 16:00 30/10/2024

Hỏi: Thưa Thầy, vận mệnh con người trong đời này có sửa đổi được không?

Nguyên nhân của các căn bệnh kỳ lạ là gì?

Hỏi - Đáp 16:00 29/10/2024

Hỏi: Người hiện nay thường hay có các loại bệnh kỳ lạ, như mọc khối u, bị bệnh ung thư. Xin hỏi nguyên nhân bị bệnh là gì?

Xem thêm