Tâm trộm làm tổn thất công đức của chính mình
Mỗi người khéo xem chừng tâm trộm của mình, tâm báu không lo giữ để thành tâm trộm, trộm của báu trong nhà làm mất đi những gia tài quý báu, trộm những thiện nghiệp công đức mà chúng ta đã tạo. Trộm ở ngoài thì dễ giữ, trộm ở trong làm sao giữ?
Người thế gian lo giữ gìn trộm bên ngoài nhưng lại thường nuôi trộm trong nhà mà không hay, nên không biết của báu trong nhà bị trộm phá tan.
Có khi tu hành tích lũy cả năm công đức, nhưng chỉ sanh một niệm quấy thì làm tiêu hao đổ vỡ hết, phải làm lại từ đầu.
Thí dụ hằng ngày tụng kinh, ngồi thiền tốt, nhưng chợt khởi niệm uống rượu rồi theo nó đi uống rượu say, tạo nghiệp nói năng hành động thô tháo, thành ra đổ vỡ hết công đức an lành niệm Phật, tụng kinh suốt năm.
Với tâm định tĩnh, chúng ta dần thấy bản chất của các pháp
Có khi đang tụng kinh rất tốt, nhưng nó lén trộm một chút thời gian ra ngoài nghe nhạc.
Lúc đó tâm nào ở đó tụng kinh?
Thành ra miệng tụng suông không có thành tâm, công đức bị tổn hao.
Hoặc đang ngồi thiền là đang tạo công đức, nó lén trộm ra ngoài chợ ngồi ăn hàng, rồi buồn vui v.v… cũng làm hao tổn công đức.
Có khi đi bố thí cúng dường là tạo phước lành tốt, nhưng nó cũng lén trộm thời gian sanh cái ngã trong đó, khiến mất mát một phần công đức, phước đức.
Và còn nhiều chuyện nữa, đây chỉ thí dụ một ít.
Để chúng ta thấy, dù cố công tu hành tạo công đức phước đức nhưng không khéo giữ tâm, để nó lén trộm rồi làm tổn thất công đức của mình, là điều cần phải cảnh tỉnh.
Đưa ra những thí dụ trên cho mọi người nghiệm xét để từ đó suy ra tiếp, tự bổ túc thêm mà ngăn ngừa.
Đó là khéo biết chăm sóc không cho tâm trộm, thường tỉnh giác canh chừng tâm trộm của mình vì nó hay gạt chúng ta lắm.
Biết vậy rồi chớ đem của báu công đức mà tiêu xài phung phí rồi chính mình phải chịu khổ.
Vì tâm trộm ở trong nhà chúng ta nên nó biết hết, nó gạt mình rất tinh vi.
Thí dụ như phát tâm ăn chay, nó gạt là coi chừng ốm bệnh, đừng ăn.
Đi chùa cũng vậy, lâu lâu mệt lười, nó nghĩ hôm nay thân thể không khỏe, đi nhiều sợ trúng mưa cảm nặng rồi bệnh, thôi hãy ở nhà.
Nó gạt mình đủ thứ vì nó ở trong mình, nó biết tâm lý của mình nên gọi là nuôi trộm ở trong nhà, trộm hết của báu mà không hay không biết.
Chúng ta phải sáng suốt tu tập, nhận định rõ ràng, chăm sóc kỹ lưỡng tâm mình.
Không giữ được là nó lén đi ra ngoài, đem những cái xấu bên ngoài vào nhà, làm loạn trong nhà thành tâm điên đảo, cuồng loạn rất nguy hiểm, nhưng ít ai biết.
Vì vậy, chúng ta cần phải sáng suốt để ngăn ngừa.
Trích: Hãy khéo chăm sóc cái tâm.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Quan Âm giáo hóa tự tại vô cùng
Kiến thức 14:27 09/11/2024Trong kinh Quán Vô lượng thọ, Bồ-tát Quan Âm thị hiện vô số hóa Phật. Trong Tâm kinh, Ngài có tên là Quán Tự Tại thông cả hữu hình và vô hình, hữu tình và vô tình.
Nương tựa Tam bảo, an lạc vững chắc mãi mãi
Kiến thức 14:00 09/11/2024Nhiều người cho rằng quy y Tam Bảo sợ có tội, sợ giữ giới không được là mang tội.. vì mình còn trẻ, còn làm ăn, còn giao tiếp, còn bạn bè...Hiểu như vậy là chưa chính xác.
Học để tu
Kiến thức 13:53 09/11/2024“Lúc này thầy làm gì?” là câu thăm hỏi mà tôi rất thường được nghe. Nếu tôi trả lời “chỉ ở chùa tu” thì họ sẽ nói rằng: “Thầy học hành cũng đến nơi đến chốn mà không làm gì hết, uổng quá vậy”.
Người Phật tử quyết tâm dứt khổ tìm vui, phải tu đức hỉ xả
Kiến thức 12:15 09/11/2024Sống trên đấu trường nhân loại, trong cõi đời trần tục nhiễm ô, nếu ai cố ôm chặt lòng thù hận chấp nê thì không sao tránh khỏi cảnh lầm than đau khổ. Muốn thoát khổ được vui, con người phải gỡ bỏ những mối dây oán hận, tẩy sạch những vết nhơ ô nhiễm trong cõi lòng mình cho được nhẹ nhàng trong sạch.
Xem thêm