Thứ tư, 20/03/2024, 16:49 PM

Công đức cúng dường Phật 

Kinh Bảo Tích chép: “Tiên Nhơn Quảng Bác hỏi: Sau khi Phật diệt độ gieo trồng những gì mà được phước báu? Phật dạy: Các Đức Như Lai đều là Pháp thân, nếu còn ở đời hoặc sau khi diệt độ thì việc cúng dường phước báu không có khác.

Lại hỏi: Phước là do tích tụ ư? Phật dạy: Ví như cây mía lúc chưa ép thì không thể thấy, nhưng ở trong một lóng, hai lóng thì đều có nước tích tụ, rõ ràng người không thể thấy nước, nhưng khi đem ép thì nước chảy ra bên ngoài. Phước đức quả báo cũng lại như vậy, không ở trong bàn tay của thí chủ, hay ở trong tâm, trong thân, cũng không lìa nhau, giống như bóng theo hình”. 

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Kinh Đại Tập chép: “Thương Chủ Thiên Tử hỏi: Khi Phật còn tại thế cúng dường Ngài thọ nhận thì người thí được phước. Vậy sau khi Thế Tôn nhập diệt, cúng dường hình tượng thì ai là người thọ nhận? 

Phật dạy: Chư Phật Như Lai là Pháp thân dù còn ở đời hoặc sau khi diệt độ, nếu có ai cúng dường vật gì thì được phước báu bằng nhau không khác”. 

Kinh Thiện Sanh chép: “Phật dạy: Như Lai tức là tất cả kho tàng trí tuệ. Thế cho nên người trí phải nên dốc lòng, siêng năng tu tập cúng dường. Khi thân Phật còn hoặc thân Phật đã diệt, nhẫn đến cúng hình tượng tháp miếu, đã cúng dường xong, ở trong thân mình, chớ sanh ý tưởng coi thường, ở chỗ Tam bảo cũng nên như thế. Nếu Ta còn ở đời hoặc sau khi Niết Bàn công đức bình đẳng không khác nhau”. 

Kinh Ưu Bà Tắc Giới chép: “Phật dạy: Có người nói rằng: Đem phẩm vật cúng dường ở nơi tháp tượng, không được thọ mệnh, sắc đẹp, sức khỏe, an vui, biện tài, do vì không có ai thọ nhận, nghĩa ấy không phải thế. Vì có người thí chủ đem tín tâm mà cúng dường thế cho nên được 5 thứ phước báu. Ví như Tỳ kheo tu tập tâm từ, thật không có ai thọ lãnh, nhưng cũng được phước báu vô lượng”. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Xem thêm