Tâm tư nguyện vọng của người sắp lâm chung
Nếu người sắp qua đời đã nói được những tâm tư nguyện vọng của họ một cách tự nhiên thoải mái thì điều ấy sẽ giúp họ thay đổi được quan niệm sống, thay đổi về cuộc đời mà họ đã từng trải qua để đi vào thế giới khác một cách bình an tốt đẹp
Soyal Rinpoehe là một Đại đức lừng đanh của xứ Tây Tạng, là người am hiểu sâu xa về sự chết đã cho biết rằng: Những người sắp chết thường giống nhau về tâm tư, nguyện vọng. Khi đang còn sống tự nhiên, khi mà cái sự chết chưa di chuyển dần đến với họ thì họ chưa cảm nhận được sự chết ra sao cả. Nhưng khi sự chết đến gần họ rồi, họ đã cảm nhận được rồi thì lúc đầu, họ cảm thấy dè đặt, bất an. Nhưng rồi từ từ, tinh thần họ sẽ an bình kế cận với cái chết - điều quan trọng lúc đó họ thích thổ lộ những điều liên quan tới cái chết và những điều mà họ mong mỏi ước ao.
Cách giúp người ngoại đạo lúc lâm chung
Theo Đại đức Rinpoche thì nếu người sắp qua đời đã nói được những tâm tư nguyện vọng của họ một cách tự nhiên thoải mái thì điều ấy sẽ giúp họ thay đổi được quan niệm sống, thay đổi về cuộc đời mà họ đã từng trải qua để đi vào thế giới khác một cách bình an tốt đẹp. Khi bạn đến thăm người sắp chết, nếu họ nói ra những gì về cá nhân họ, cuộc đời họ, tình cảnh họ, bệnh, tình họ... thì đó là những cảm nghĩ riêng tư của họ. Hãy để cho họ thổ lộ những gì mà họ muốn nói, đừng cản lời họ vào lúc đó.
Không những là không cản trở mà còn khuyến khích, cảm thông với họ, hòa đồng vào với họ một cách ân cần đầy tình cảm... khi họ nói ra: Có vậy họ sẽ có được cảm giác là khi ra đi họ không cô đơn. Lúc này rất quan trọng, vì người sắp qua đời đang ở vào giai đoạn dễ cảm xúc nhất, nhạy bén nhất. Khi tiếp xúc với người sắp qua đời, bạn nên tự đặt mình vào với hoàn cảnh của người sắp mất, đang kề cận với cái chết thì lúc đó tình cảm bạn đối với họ sẽ chân thật, sâu đậm hơn và lúc đó bạn sẽ hiểu thấu tâm can, ước vọng hay sự lo lắng của họ hơn - còn họ thì lại cảm thấy an bình thanh thản như trút được gánh: nặng và có người vào lúc đó cảm thấy như có được người cảm thông hòa điệu với mình khiến họ an bình can đảm hơn.
Tụng niệm cho người sắp lâm chung thế nào cho đúng?
Nói tóm lại bạn phải tỏ ra tự nhiên không hốt hoảng, lo sợ và tin tưởng là giây phút sắp tới là giây phút mà người sắp mất sẽ gặp đấng tối cao, họ sẽ được Chúa hay Phật dẫn đắt họ vào cõi tốt lành an lạc. Đáng ngại nhất và sai lầm nhất là vào giây phút đó người thân lại hay kêu gào than khóc níu kéo như sợ người mình thương ra đi - phải nghĩ rằng mọi người ai rồi cũng phải chết, không đi trước rồi cũng sẽ đi sau - có lẽ vì thế mà ông bà ta thường có câu an ủi rằng: Kẻ Chết trước được mồ được Mả, kẻ Chết sau mồ mả ngả nghiêng. Người đi trước vậy mà được may mắn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Xem thêm