Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 14/10/2020, 10:53 AM

Tụng niệm cho người sắp lâm chung thế nào cho đúng?

Vấn đề tụng niệm và hộ niệm cho người sắp lâm chung thật rất quan trọng. Có thể nói, vai trò của người hộ niệm trong lúc nầy, là có nhiệm vụ thay đức Như Lai để cứu giúp cho người bệnh sớm được vãng sanh về cõi Phật.

Trước khi hộ niệm, người hộ niệm cần phải biết rõ, nếu trường hợp bệnh nhơn chưa đến nổi bệnh nặng lắm, thì người hộ niệm có thể tụng Kinh A Di Đà , niệm Phật, hồi hướng, chú nguyện.

Còn nếu thấy người bệnh có vẻ trầm trọng, thì người hộ niệm nên nhiếp tâm niệm hồng danh Phật A Di Đà. Tuyệt đối, không nên tụng niệm gì khác. Tất cả chỉ thành tâm mà niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà thôi. Có thể niệm bốn chữ hoặc sáu chữ tùy ý. Điều nầy còn tùy thuộc vào thói quen niệm Phật của người bệnh khi còn mạnh khỏe. Chúng ta nên chịu khó tìm hiểu rõ hằng ngày người bệnh niệm Phật như thế nào. Thường niệm bốn chữ hay sáu chữ. Phải hỏi rõ thân nhân của người bệnh để biết. Nếu người bệnh bình nhật thường niệm sáu chữ, thì người hộ niệm nên niệm sáu chữ. Còn như người bệnh thường niệm bốn chữ A Di Đà Phật, thì người hộ niệm cũng nên niệm bốn chữ. Điều nầy cũng rất quan trọng, vì đó là hợp ý theo thói quen của người bệnh. Nếu niệm hợp ý với người bệnh, thì họ sẽ phát khởi tâm hoan hỷ mà niệm Phật theo mình. Như thế, thì việc hộ niệm mới có kết quả cao. Cho nên, người hộ niệm cần nên biết rõ việc nầy.

Niệm Phật tùy theo thói quen của người bệnh hằng ngày đã niệm.

Niệm Phật tùy theo thói quen của người bệnh hằng ngày đã niệm.

Xin chớ xem thường việc hộ niệm

Một điều quan trọng hơn nữa, mà người hộ niệm cũng cần phải biết. Trước khi bắt đầu niệm Phật, thì một người đại diện trong số những người đến hộ niệm (thường là một vị Tăng, hoặc Ni, nếu không có chư Tăng Ni, thì người cư sĩ cũng được) nói vài lời thức nhắc cho người bệnh nhớ lại sở hành niệm Phật và những việc tu tạo phước thiện hằng ngày của mình. Như cúng dường, bố thí, ăn chay, tụng niệm v.v… Nhất là, nên nhắc lại bản nguyện của đức Từ Phụ Phật A Di Đà.

Như nói Phật tử hay liên hữu hãy lắng nghe cho thật kỹ: “Đức Phật A Di Đà dạy chúng sanh ở trong thế giới mười phương, khi lâm chung niệm danh hiệu ta mười niệm, ta không rước về cõi nước Cực lạc của ta, thì ta thề không làm Phật”. Hôm nay, thể theo lời Phật dạy, chúng tôi đến đây hợp lực cùng gia quyến để giúp cho Phật tử hay liên hữu niệm Phật để được vãng sanh về cõi Phật không còn khổ đau nữa. Xin Phật tử hay liên hữu phải nghe rõ từng chữ từng câu rồi trong lòng khởi niệm Phật theo chúng tôi.

Còn nếu thấy người bệnh có vẻ trầm trọng, thì người hộ niệm nên nhiếp tâm niệm hồng danh Phật A Di Đà. Tuyệt đối, không nên tụng niệm gì khác.

Còn nếu thấy người bệnh có vẻ trầm trọng, thì người hộ niệm nên nhiếp tâm niệm hồng danh Phật A Di Đà. Tuyệt đối, không nên tụng niệm gì khác.

Một lần hộ niệm vãng sanh

Mục đích là để cho người bệnh nhớ lại mà có thêm niềm tin vững chắc mạnh mẽ hơn. Sau khi nói vài lời pháp ngữ khai thị xong, thì bắt đầu cử bài tán Phật và rồi đại chúng đồng niệm Phật. Nếu như đông người, thì có thể phân ra từng ban thay phiên nhau mà niệm Phật liên tục. Đồng thời những thân nhân của người bệnh nên vì người thân của mình mà hết lòng hợp lực cùng với những vị hộ niệm mà cùng nhau chí thành niệm Phật. Phải niệm cho rõ ràng từng chữ, từng câu.

Nếu trường hợp người bệnh ở trong bệnh viện, thì mọi người niệm âm thanh không nên to tiếng lắm và cũng không được nhỏ tiếng lắm. Nếu niệm lớn tiếng quá, thì sẽ dễ gây ra tiếng ồn và làm cho người khác gần bên khó chịu. Nghĩa là niệm âm thanh vừa đủ nghe là được. Thỉnh thoảng, vị duy na đánh một tiếng khánh gần tai người bệnh để thức nhắc cho người bệnh khỏi hôn mê.

Khi người bệnh nặng sắp lâm chung, thì chúng ta chỉ nên một lòng cùng nhau niệm Phật, tuyệt đối không nên tụng Kinh Chú gì khác.

Khi người bệnh nặng sắp lâm chung, thì chúng ta chỉ nên một lòng cùng nhau niệm Phật, tuyệt đối không nên tụng Kinh Chú gì khác.

Hộ niệm có làm người lâm chung được vãng sinh?

Điều quan trọng trong lúc niệm Phật những người hộ niệm cần phải niệm cho hòa âm nhịp nhàng với nhau. Điều nầy cũng rất quan trọng. Không nên ỷ mình âm thanh tốt mà niệm cao tiếng lấn át tiếng người khác. Niệm Phật âm thanh chỏi nhau như thế, thì gây ra thật khó nghe và làm cho người bệnh không mấy hài lòng dễ chịu. Mỗi người cần nên để ý mà tiếp hơi phụ lực với nhau và phải niệm cho liên tục. Nên nhớ, lúc nầy người bệnh bị cơn bệnh hoành hành đau nhức thật khó chịu. Người hộ niệm và trong thân quyến phải nên chú ý không nên làm phật lòng trái ý người bệnh. Vì như thế người bệnh dễ sanh phiền não và có hại cho việc vãng sanh rất lớn.

Tóm lại, khi người bệnh nặng sắp lâm chung, thì chúng ta chỉ nên một lòng cùng nhau niệm Phật, tuyệt đối không nên tụng Kinh Chú gì khác. Như thế, sẽ làm cho người bệnh không được nhứt tâm niệm Phật. Vì trong lúc nầy, người bệnh không muốn nghe gì nhiều. Đồng thời phải niệm Phật tùy theo thói quen của người bệnh hằng ngày đã niệm. Mọi người nên thay phiên nhau niệm Phật cho liên tục. Và cũng không nên niệm to tiếng quá gây ồn ào khó chịu cho người khác. Chúng ta phải tôn trọng giữ gìn sự yên tĩnh cho những người khác ở trong bệnh viện. Đại khái, chúng tôi chỉ xin nêu ra một vài điều căn bản cần thiết trong lúc hộ niệm mà thôi. Thiết nghĩ, người hộ niệm cũng cần nên học hỏi nghiên cứu để hiểu rõ thêm.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tìm hiểu về giới “chung thủy”

Hỏi - Đáp 10:30 16/03/2024

Hỏi: Trong 5 giới của người Phật tử thì giới thứ ba Không tà dâm là tôi không hiểu rõ lắm? Hiện tại tôi và bạn gái đã có quan hệ trước hôn nhân nhưng chúng tôi thương nhau thật lòng và đã xác định sẽ lấy nhau, như vậy có phạm tội tà dâm không?

Bớt hình thức, thêm thực chất

Hỏi - Đáp 09:10 16/03/2024

Hỏi: Thưa thầy, con thấy trong đời sống tu tập và giáo hoá của đức Phật và các vị cao tăng đều chọn đơn giản mà hiện nay trong Phật giáo lại phô trương hình thức màu mè, tốn kém, như thế có hợp với lời Phật dạy và có lợi cho đạo pháp không ạ?

Từ thường gặp trong Đạo Phật: Hoan hỉ là gì?

Hỏi - Đáp 08:42 16/03/2024

Nhiều Phật tử thường dùng từ "hoan hỉ" khi nói về niềm hân hoan, niềm vui, hạnh phúc. Vậy hoan hỉ là gì và làm sao để nuôi dưỡng tâm hoan hỉ?

Kinh Đại Thừa “không phải do Phật thuyết”?

Hỏi - Đáp 17:30 12/03/2024

Chúng tôi nghe rằng những kinh điển thuộc hệ Đại thừa (Phật giáo Phát triển) như kinh A Di Đà, kinh Địa Tạng, kinh Bát Nhã…đều không phải Phật thuyết mà do các vị Tổ đời sau triển khai, phát triển từ kinh tạng Nikàya (Phật giáo Nguyên thủy). Những điều ấy có đúng không?

Xem thêm