Tám tướng thị hiện của Đức Thế Tôn
Sử tích tám tướng thị hiện trong một đời của Đức Phật được kể như sau:
1. Giáng thần từ cung trời Đâu Suất:
Trước ở nội viện của cung Đâu Suất Đà Thiên, khi muốn giáng thần xuống trần gian thì Ngài trước quan sát năm điều kiện để thích hợp với căn cơ, tức là: Thời gian, địa điểm, quốc gia, gia đình và cha mẹ. Sau đó, mới giáng sanh xuống nhân gian.
2. Thác thai:
Nương vào con bạch tượng sáu ngà, miệng voi ngậm hoa sen trắng thác chất vào thai mẹ.
3. Ra đời:
Ngày trăng tròn tháng năm (623 trước Công Nguyên), tại vườn Lâm Tỳ Ni, ra đời từ hông bên hữu của Ma Gia phu nhân.
4. Xuất gia:
Năm mười chín tuổi vì quan sát được cõi đời là vô thường, muốn truy cầu chân lý của vũ trụ nhân sanh, để giải thoát nỗi đau khổ sanh tử, vì vậy mà Ngài đã lìa bỏ hoàng cung vào trong chốn thâm sơn để tu hành.
5. Hàng ma:
Nơi khổ hạnh lâm gần dòng Ni Liên Thiền, sau khi tu sáu năm khổ hạnh, Ngài đến dưới gốc đại Bồ đề gần núi Dà Da, trên bảo toà Kim Cang, hàng phục được chúng ma.
6. Thành đạo:
Vào ngày trăng tròn tháng năm (588 trước CN) khi vầng sao mai ló dạng trên nền trời thì lúc ấy Ngài hoát nhiên đại ngộ. Bấy giờ, Ngài được ba mươi lăm tuổi (chỗ Phật thành đạo bây giờ là Bồ Đề Ca Da của nước Ấn).
7. Chuyển pháp luân:
Sau khi thành đạo, Phật thuyết pháp bốn mươi lăm năm để độ sanh.
8. Nhập Niết Bàn:
Đức Phật trụ ở cõi đời này tám mươi năm và sau cùng Ngài thị hiện Niết Bàn tại thành Câu Thi Na, ở giữa Ta La Song Thọ.
Trong kinh Nhân Quả nói về chuyện đời trước của Phật đà:
Ở đời quá khứ vô lượng vô kiếp về trước lúc Đức Phật Nhiên Đăng còn trụ thế, có một vị tiên nhơn tên là Thiện Huệ quy y với Phật và mua được năm cành hoa sen đem cúng dường Phật. Lúc ấy, Phật Nhiên Đăng thọ ký cho Thiện Huệ tiên nhơn rằng: “Tương lai ông sẽ thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni”. Một hôm, Thiện Huệ tiên nhơn thấy Phật Nhiên Đăng từ xa đi đến, vì chỗ đất ẩm ướt bùn dơ nên liền cởi áo da hươu của mình đang mặc trên thân, trải ra trên đất. Lại đem búi tóc của mình trải dài trên đường để đợi Phật đi qua. Lúc đó, Phật Nhiên Đăng lại thọ ký cho Thiện Huệ: “Tương lai ông sẽ thành Phật và độ chúng sanh trong thế giới Ta Bà”.
Sau đó, Thiện Huệ đi xuất gia tu hạnh Bồ tát. Kể từ ấy, trải qua không biết bao nhiêu là kiếp tu hành khổ hạnh, đến thời Phật Ca Diếp thì công hạnh của Bồ tát Thiện Huệ được thành tựu viên mãn. Và sau khi mạng chung sanh lên cõi trời Đâu Suất.
Xét ra: Cung trời Đâu Suất chính là cõi Không Cư Thiên của Dục Giới. Nhưng đặc biệt trên cõi trời này có chia ra làm hai: Nội viện và ngoại viện. Ngoại viện chính là chỗ ở của thiên nhơn, còn Nội viện chính là nơi cư ngụ của vị Phật sắp được bổ xứ, tức là nơi ở của các vị Bồ tát được lên ngôi bổ xứ, sắp kế thừa quả vị Phật. Nhân vì Bồ tát tu hành công đức viên mãn, tột hết cuộc đời này liền thành Phật. Do đây mà gọi nhất sanh bổ xứ. Bồ tát Thiện Huệ đã lên ngôi bổ xứ và ở trong cõi trời này, vì chúng Chư Thiên mà diễn bày phép mầu. Do Ngài quan sát căn tánh của các loài chúng sanh đã được thành thục, thời cơ đã đến, nên liền giáng thần xuống nhơn gian để thành tựu Phật đạo, hóa độ chúng sanh.
Bồ tát đang ở cung trời Đâu Suất. Lúc giáng sanh vào nhơn gian thì có Chư thiên theo hầu, phóng ánh đại quang minh. Bồ tát nương vào Bạch tượng sáu ngà, miệng voi ngậm hoa sen trắng, oai thần uy nghiêm. Vào lúc minh tinh xuất hiện thì giáng thần vào thai mẹ ứng hiện ở đời. Sự tích của hai tướng trạng này chính là tướng (1) và (2) trong tám tướng thành đạo của Phật.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại
Đức Phật 11:05 28/10/2024Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.
Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya
Đức Phật 09:00 11/10/2024Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.
Những đức tánh của Phật
Đức Phật 17:40 02/10/2024Luận Nhiếp đại thừa viết: Đức tánh của Phật đà có 7 thứ mà ai niệm Phật cũng phải tưởng niệm những đức tánh ấy.
Bốn loại biện tài của Phật
Đức Phật 11:20 24/09/2024Biện tài của Phật vô ngại, đó là đạt đến cứu cánh viên mãn. Trên Kinh, Phật vì chúng ta giải thích biện tài có 4 loại: Nghĩa, Pháp, Từ vô ngại, Lạc thuyết.
Xem thêm