Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 27/09/2022, 14:00 PM

Tam Vũ diệt Phật: Pháp nạn thứ hai thời Bắc Chu Võ Đế Vũ Văn Ung

Tại Trung Hoa, sự hồng truyền của Phật Pháp đã giúp con người duy trì quy phạm đạo đức, nhân tâm hướng thiện, xã hội an định. Mặc dù vậy, Phật giáo đã gặp không ít lần kiếp nạn. Pháp nạn thứ hai trong tam Vũ diệt Phật xảy ra tại thời Bắc Chu Võ Đế Vũ Văn Ung.

Tam Vũ diệt Phật: Pháp nạn thứ hai

Trong lịch sử có ba vị “Võ Đế” và một vị “Tông Đế” vì phỉ báng Phật Pháp mà tạo thành tai nạn, không chỉ bách tính chịu khổ mà người diệt Phật cũng đều chịu quả báo.

Tam Vũ diệt Phật - Pháp nạn thứ hai trong lịch sử Trung Hoa mà Phật giáo gặp phải ở thời Bắc Chu Võ Đế Vũ Văn Ung. Thời kỳ cuối Nam Bắc Triều, Bắc Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung là người có sức mạnh thần dũng anh vũ. Năm 574, Vũ Văn Ung tuyên bố không sợ xuống địa ngục, Phật, Đạo đều diệt, hủy hoại các kinh thư, tượng của Phật và Đạo, lệnh cho các hòa thượng, đạo sỹ phải hoàn tục.

Năm 575, ông 32 tuổi, đích thân dẫn quân chinh phạt Bắc Tề. Sau khi tiêu diệt Bắc Tề, ông ta lại cấm hai tôn giáo Phật và Đạo trong địa giới Bắc Tề, cướp đoạt 4 vạn ngôi chùa làm nhà ở, thiêu hủy Phật tích, cưỡng bức 3 triệu tăng ni hoàn tục, khiến cho miền Bắc dường như tuyệt tích Phật Pháp.

Bắc Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung tuyên bố không sợ xuống địa ngục, Phật đạo đều diệt hết, đốt bỏ kinh thư, đập bỏ tượng Phật. Ông ta ra lệnh buộc các hòa thượng và đạo sĩ phải hoàn tục.

Bắc Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung tuyên bố không sợ xuống địa ngục, Phật đạo đều diệt hết, đốt bỏ kinh thư, đập bỏ tượng Phật. Ông ta ra lệnh buộc các hòa thượng và đạo sĩ phải hoàn tục.

Quả báo 'diệt' 43 gia tộc dòng họ không còn 1 ai

Năm 577 sau khi tiêu diệt Bắc Tề, Chu Võ Đế lại đem chiếu lệnh phế trừ Phật giáo ban bố ở đất Bắc Tề, hạ lệnh diệt Phật trong lãnh thổ nước Tề trước đây, chùa chiền đều bị phá hủy hết. Tháng 6 năm sau chinh phạt Đột Quyết, khi đại quân tề tựu đầy đủ, Võ Đế mắc căn bệnh lạ, toàn thân nát rữa mà chết, khi đó tuổi mới 36.

Năm 581 Dương Kiên phế Bắc Chu xây dựng nhà Tùy. Sau khi nhà Tùy hoàn thành đại nghiệp thống nhất thiên hạ, kế thừa các biện pháp hưng Phật, lễ Phật, kính Phật thời Nam Bắc triều, lại dốc sức hoằng dương Phật pháp, khiến cho Phật giáo đang ở thời suy vi sau khi Chu Võ Đế diệt Phật nay lại trở nên hưng thịnh, đồng thời tạo tiền đề cho Phật giáo bước vào thời đại hoàng kim thịnh truyền vào đời Đường.

Năm Khai Hoàng thứ 11 triều Tùy, Đại phủ tự thừa Triệu Văn Xương đột nhiên bạo bệnh chết, duy còn trái tim vẫn ấm. Người nhà không dám liệm, sau đó ông lại sống lại, nói:

“Ta khi mới chết, có người dẫn ta đến chỗ Diêm La Vương. Diêm Vương hỏi ta: ‘Ngươi từ khi sinh đến giờ, đã làm những việc phúc gì?’. Ta trả lời rằng: ‘Con gia cảnh bần cùng, không có năng lực tạo dựng công đức. Chỉ có mỗi ngày chăm chỉ niệm kinh Phật’. Diêm Vương nghe mấy lời này, chắp tay cúi đầu, khen ngợi rằng: ‘Rất tốt’. Diêm Vương liền sai người dẫn ta về nhà, lệnh cho ta đi ra ở cổng Nam.

Đến cổng ta thấy Võ Đế ở trong phòng phía bên cổng, bị khóa 3 lớp khóa. Ông ấy nói với ta rằng: ‘Ông là người nước ta, tạm thời đến đây, ta muốn nói chuyện với ông’. Ta lập tức bái kiến. Võ Đế nói: ‘Ông có nhận ra ta không?’. Ta nói rằng: ‘Thần trước đây là thị vệ của bệ hạ’. Võ Đế bèn nói: ‘Ông là bề tôi xưa của ta, bây giờ về nhà, hãy thay ta nói với Tùy Hoàng Đế rằng, bao nhiêu tội lỗi của ta đều có thể biện giải minh bạch được, duy chỉ có tội diệt Phật pháp là quá nặng, không được xá tội, mong Tùy Đế gây dựng chút công đức cho ta. Hy vọng thông qua các việc thiện này chuộc lỗi, khiến ta được ra khỏi địa ngục’.

Ta tiếp nhận lời ủy thác rồi đi. Đến khi ra khỏi cổng Nam, nhìn thấy trong hố phân lớn có tóc của một người nổi lên trên, bèn hỏi người dẫn đường. Người dẫn đường nói: ‘Đây là đại tướng Bạch Khởi của nước Tần, bị cầm tù ở nơi này, tội ác vẫn chưa hết’”.

Văn Xương về đến nhà thì sống lại, bèn đem những việc này tấu lên hoàng thượng Dương Kiên. Dương Kiên bè lệnh cho người trong thiên hạ xuất tiền theo nhân đinh để làm pháp sự siêu độ cho Chu Võ Đế. Cử hành đại tế lễ 3 ngày, đồng thời ghi chép lại những việc này, viết trong “Tùy thư ”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm