Tam Vũ diệt Phật: Pháp nạn đầu tiên thời Bắc Ngụy Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo
Trong lịch sử Trung Hoa thời cổ đại có những vị Hoàng đế từng gây khó dễ, chống lại Phật pháp mà sử sách gọi đó là “Tam Vũ nhất Tông diệt Phật”.
Như chúng ta đã biết, cuộc đời vốn luôn ở trạng thái biến dịch vô thường, không có một cái gì thoát khỏi định luật chung đó được. Phật giáo Trung Quốc đã có những thời kỳ phát triển đến cực thịnh, nhưng cũng có nhiều lúc phải suy vong. Các nhà viết sử của Phật giáo Trung Quốc khi nói đến những thời kỳ suy vong của Phật giáo thường tóm tắt trong một câu: “Tam Võ nhất Tôn chi ách”.
Tam vũ diệt Phật: Pháp nạn đầu tiên
Pháp nạn đầu tiên xảy ra tại thời kỳ Nam Bắc triều, Bắc Ngụy Thái Vũ Đế (tên húy là Thác Bạt Đảo, là ông vua thứ ba của triều Bắc Ngụy (386-534)).
Thời ấy Phật pháp đang rất phát triển, rất nhiều người xuất gia tu hành. Thế nhưng năm 438, Bắc Ngụy Thái Vũ Đế hạ chiếu ra lệnh bắt những Tăng nhân dưới 50 tuổi phải hoàn tục để giải quyết nguồn cung cấp lính. Năm 444, lại cho Phật pháp là “hoạt động mê tín”, hạ chiếu đuổi tăng lữ. Năm 446, dưới sự góp ý nhiều lần của trọng thần Thôi Hạo, Bắc Ngụy Thái Vũ Đế đã hạ chiếu diệt Phật nghiêm trọng nhất. Ông ta ra lệnh bắt đập bỏ và đốt cháy tượng Phật, đốt bỏ kinh thư Phật Pháp, phá hủy chùa chiền, chôn sống tăng lữ.
Lúc ấy, Thái tử một lòng tin theo Phật pháp đã hết lần này đến lần khác dâng sớ khuyên can, trì hoãn việc ban bố chiếu thư, nhờ đó một số tăng nhân đã trốn thoát được. Nhưng không kéo dài được bao lâu, Thác Bạt Đảo lại bắt đầu đập bỏ bảo tháp, hủy tượng Phật để đúc tiền, đốt kinh thư nhà Phật, giết hại Tăng ni…
Quả báo diệt Phật
Có lẽ, ứng với quy luật “Thượng đế dục sử kì diệt vong, tất tiên sử kì phong cuồng” (Thượng đế muốn khiến cho diệt vong, trước tiên sẽ khiến nó điên cuồng), Thôi Hạo không nghe bạn bè khuyên can, ra sức vận động và đẩy mạnh công cuộc “diệt” Phật nên phải chịu kết cục bi thảm. Thôi Hạo là người Hán, cho rằng mình có công lao lớn coi rẻ giới quý tộc của dân tộc Tiên Ti. Ông ta dùng một lượng lớn tiền của để khắc “rừng bia” sách và quốc sử do mình viết nhằm thể hiện tiếng tăm, làm tức giận giới quyền quý. Năm 450, lão thần đã qua ba triều đại này và người thân ba nhà có quan hệ thông gia của ông ta đã bị diệt tộc. Trước khi chết phải chịu cực hình thảm khốc, lăng nhục đủ điều, tiếng kêu khóc thấu trời… Lúc ấy, mọi người đều nói, đây là báo ứng diệt Phật của Thôi Hạo.
Hai năm sau, Thái Vũ Đế tựa như mặt trời ban trưa, cũng bị hoạn quan giết chết. Lúc ấy, ông ta mới 44 tuổi. Hai người con trai của ông ta (thái tử và cung tông) cũng lần lượt bị chết trong tay của tên hoạn quan.
Năm 452, Bắc Ngụy Văn Thành Đế (440–465), tên húy là Thác Bạt Tuấn lên ngôi kế vị đã ra sức vãn hồi sai lầm của ông nội (Thái Vũ Đế). Văn Thành Đế làm hưng thịnh Phật Pháp, cho kiến tạo hang đá Vân Cương với rất nhiều pho tượng Phật được khắc tinh xảo. Từ đó về sau đất nước sống trong thái bình, dân chúng yên ổn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?
Tư liệu 15:36 02/11/2024Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?
Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng
Tư liệu 15:06 02/11/2024Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.
Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm
Tư liệu 08:10 01/11/2024Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.
Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa
Tư liệu 13:20 29/10/2024Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.
Xem thêm