Tấn phong Giáo phẩm là gì

Nhiều Phật tử hỏi chúng tôi về "Tấn phong Giáo phẩm", Tấn phong Giáo phẩm là gì. Bài viết giải thích khái niệm này trích từ Hiến chương Giáo hội PGVN tu chỉnh lần thứ 7.

TẤN PHONG GIÁO PHẨM

Điều 68. Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, và Hội nghị thường niên Trung ương Giáo hội phê chuẩn danh sách tấn phong hàng giáo phẩm Hòa thượng đối với các vị Thượng tọa và Ni trưởng đối với các vị Ni sư tuổi đời từ 60 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 40 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 69. Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, và Hội nghị thường niên Trung ương Giáo hội phê chuẩn tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức và Ni sư đối với các vị Sư cô có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyềntheo quy định của pháp luật.

Điều 70. Thủ tục tấn phong hàng giáo phẩm do Ban Trị sự cấp tỉnh đề nghị lên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự để xét duyệt, đệ trình Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh phê chuẩn, được Hội nghị Trung ương Giáo hội, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê chuẩn tấn phong bằng nghị quyết Hội nghị và nghị quyết Đại hội. Giáo chỉ tấn phong do Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam ấn ký và có giá trị trọn đời.

Trong trường hợp đặc biệt, Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh xem xét phê chuẩn tấn phong giáo phẩm trước thời hạn trên cơ sở đề nghị của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, trình Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành giáo chỉ.

Các trường hợp đặc biệt được xét đặc cách tấn phong trước 3 năm theo Hạ lạp:

- Chư tôn đức Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự.

- Chư tôn đức là Tổng Thư ký; Phó Tổng Thư ký; Trưởng Ban chuyên môn Trung ương; Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học; Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam.

- Chư tôn đức là Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố.

- Tăng Ni trụ trì các chùa thuộc vùng biên giới, hải đảo phải có thời gian trụ trì từ 2 năm trở lên.

> Toàn văn Hiến chương Giáo hội PGVN (tu chỉnh lần thứ 7)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Thượng tọa Thích Đức Thiện: Giáo hội sẽ tinh gọn bộ máy

Giáo hội 19:13 21/03/2025

Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tinh gọn bộ máy hành chính và dừng tổ chức Đại hội Phật giáo cấp huyện, theo Thượng tọa Thích Đức Thiện.

3 lưu ý quan trọng liên quan tấn phong giáo phẩm năm 2025

Giáo hội 19:27 17/03/2025

Hội đồng Trị sự sẽ xét duyệt và đệ trình Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh tấn phong giáo phẩm tại Hội nghị thường niên Kỳ 5, Khóa IX dự kiến vào cuối tháng 12/2025.

Mùa An cư Kiết hạ năm nay sẽ diễn ra như thế nào?

Giáo hội 16:35 01/03/2025

Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN thay mặt Ban Thường trực HĐTS GHPGVN đã ấn ký ban hành Thông bạch số 42/TB-HĐTS ngày 1/3/2025 về tổ chức khóa An cư kết hạ - Phật lịch 2569.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn ấn ký thông bạch tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569

Giáo hội 18:48 28/02/2025

Hôm nay, 28/2/2025, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN vừa ấn ký ban hành Thông bạch số 41/TB-HĐTS gửi đến Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo