Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tăng, ni, phật tử cần nêu cao tinh thần BI-TRÍ- DŨNG để bảo vệ sự trong sáng của đạo Phật

Toàn thể tăng, ni, phật tử phải nêu cao tinh thần BI - TRÍ - DŨNG để bảo vệ sự trong sáng của phật pháp, tu dưỡng thân tâm không ngừng, nâng cao trí tuệ để thực hiện bổn phận người đệ tử Phật.

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu đang đảm nhiệm chức vụ Phó chủ tịch TT HĐTS GHPGVN đặc trách phía Bắc, đó là một trong những nhiệm vụ nặng nề và bận rộn. Hòa thượng là người khiêm cung và bình dị, đúng như công chúng - bạn đọc phật tử nhận xét, tìm kiếm thông tin về những nét riêng trong đời sống tu hành của Hòa thượng ở trên mạng Internet quả thật như mò kim đáy biển. 

Đáp ứng thông tin muốn tìm hiểu về cuộc đời tu hành của Hòa thượng, phóng viên phatgiao.org.vn đã chuyển những câu hỏi tới Hòa thượng và được chia sẻ chân tình, bình dị như cách quan tâm và chia sẻ của Hòa thường dành cho Chư tăng, ni, phật tử khi gặp gỡ, trò chuyện hàng ngày.

 Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN

PV: Hòa thượng là người  luôn được đồng hành trong các công tác phật sự với cố trưởng lão HT.Thích Thanh Tứ khi Ngài còn tại thế, Thời gian đó đã để lại kỷ niệm và ấn tượng nào đối với Hòa thượng?

Được đồng hành với cố Trưởng lão HT.Thích Thanh Tứ trong những thời gian khi Ngài còn tại thế, tôi đã học hỏi được nhiều điều, mặc dù tuổi cao nhưng mọi phật sự Hòa thượng không nề hà, Hòa thượng đều có thể bố trí để đến tham dự. Đặc biệt trong những chuyến đi đến thăm các trường hạ các tỉnh phía Bắc, vì mỗi tỉnh ngày đó chỉ có một Hạ trường nên năm nào Hòa thượng và tôi cũng đều đến thăm.

Đường sá hồi đó rất khó khăn, không như bây giờ nhất là mùa mưa bão, đường lầy lội, nhiều lúc xe phải dừng lại tôi trực tiếp vào xóm, nhà dân mượn cuốc,  gỗ chèn để cho xe đi, cũng có lúc phải xuống để đẩy xe, bánh xe xoay tròn lấy đà tiến, bùn lầy bắn đầy mặt và áo, cả người ướt hết.  Đó là những kỷ niệm không thể quên trong thời gian đồng hành cùng cố trưởng lão Hòa thượng.

PV: Cuộc sống hối hả và bận rộn, là một người tận tâm, tận lực, khiêm cung và giản dị trong cuộc sống thường nhật, chúng con thường thấy Hòa thượng tự chủ động một mình, tự tay làm mọi công việc, Hòa thượng có thể chia sẻ tới độc giả...?

Nếu so với các Đại lão Hòa thượng ngày xưa thì mình vẫn còn trẻ, vẫn có thể tự tay làm được mọi việc, không nhất thiết phải phiền đến ai. Tuy công việc của Giáo hội rất bề bộn, có nhiều việc bị trùng lặp cần giải quyết, những lúc đó phải xem xét,  lựa chọn công việc nào quan trọng làm trước, phối kết hợp hài hòa để mọi công tác phật sự được thành tựu.

PV: Hòa thượng cho biết hoạt động của Giáo hội trong nhiệm kỳ VII sẽ có gì đổi mới?

Đại hội VII đã kết thúc, Nghị quyết Đại hội của Giáo hội bắt đầu được triển khai, trong thời gian này Giáo hội đang sắp xếp lại các tiểu ban, đặc biệt là việc ổn định nhân sự của các Ban, Ngành.

Hoạt động của Giáo hội kỳ này  tập trung thực hiện theo hiến chương của Giáo hội đã sửa đổi. Phát huy theo tinh thần đã đề ra “Ổn định, Kế thừa và phát triển”. 

Đặc biệt đó là sự kế thừa và phát triển của các vị tỷ khiêu trẻ trong Nhiệm kỳ mới, họ đã và đang tham gia chức sự Ban Trị sự tại các tỉnh thành, nhiệt tình, năng động và sáng tạo trong mọi công tác phật sự.

Giáo hội đề cao việc tập trung đào tạo tăng tài, xây dựng và phác thảo chiến lược nâng cao năng lực tổ chức và điều hành của Giáo hội. 

PV: Trong nhiệm kỳ này Hòa thượng có mong nguyện gì?

Kể từ khi tổ chức Đại lễ Vesak năm 2008 thành công rực rỡ, phong trào Phật giáo bắt đầu phát triển mạnh, thông tin đại chúng được phổ cập, cùng với sự giúp đỡ tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo.

Giáo hội đã tổ chức nhiều hoạt động phật sự mang tính  quy mô lớn, có sự tham gia hưởng ứng của đông đảo bà con phật tử và công chúng yêu mến đạo Phật, như lễ cầu siêu, cầu an, tổ chức các Hội thảo, Hội nghị... và đặc biệt gần đây nhất đã thành lập thêm Ban Trị sự tại 3 tỉnh Nghệ An, Lào Cai và Hà Giang…

Mục tiêu của Giáo hội trong nhiệm kỳ nào cũng hướng tới việc hoằng pháp và hướng dẫn phật tử tại mọi vùng miền của đất nước, nhất là tại vùng sâu vùng xa.

Nhiều nơi có rất ít tăng, ni và có nơi hầu như không có chùa chiền, Phật giáo tại miền Bắc hiện nay vẫn còn một số tỉnh chưa có Ban Trị sự như Sơn La, Lai Châu và Điện Biên....

Do vậy, Giáo hội rất mong muốn các vị sư trẻ sau khi kết thúc khóa học tại Học viện dấn thân để hoằng pháp, hướng dẫn phật tử, gây dựng Phật giáo tại các vùng sâu vùng xa để truyền bá đạo Phật, với nỗ lực và quyết tâm của Giáo hội hy vọng trong Nhiệm kỳ mới Ban trị sự  3 tỉnh còn lại sẽ được thành lập.

PV: Hiện nay tập tục mê tín và tà đạo đang lan rộng, nhiều người đã và đang lợi dụng Phật giáo để trục lợi cá nhân, Hòa thượng có suy nghĩ gì về điều này?

Phải khẳng định thế nào là mê tín, thế nào là chính tín, mê tín làm những gì sai Lời Phật dạy gọi là mê tín. Người  phật tử mê tín không hiểu  giáo lý của đức Phật sẽ phá đạo, còn những ai có hành động lợi dụng Phật giáo để hoạt động tà đạo là vi phạm pháp luật. Ngoài ra theo giáo lý đạo Phật khi mình làm điều sai trái sẽ gặp điều muộn phiền và quả báo theo đúng luật Nhân - Quả.

Hiểu được như vậy, phật tử tại các địa phương phải kiên quyêt  đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh giác trước hiện tượng tâm linh mượn danh đạo Phật hoặc sử dụng một số nghi lễ Phật giáo nhưng không đúng với chính pháp đạo Phật.

Toàn thể tăng, ni, phật tử phải nêu cao tinh thần BI-TRÍ-DŨNG để bảo vệ sự trong sáng của phật pháp, tu dưỡng thân tâm không ngừng, nâng cao trí tuệ để thực hiện  bổn phận người đệ tử Phật.

Xin cảm ơn Hòa thượng!

Cẩm Vân thực hiện

TIN, BÀI LIÊN QUAN:


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Hòa thượng Pháp Tông giới thiệu về tranh thủy mặc

Phật pháp và cuộc sống 12:27 28/03/2024

Tranh thủy mặc là một trong các hình thái hội họa xuất phát từ Trung Quốc. Dựa vào thuật ngữ “thủy mặc” chúng ta có thể hiểu nôm na là loại tranh này chủ yếu do mài mực Tàu ra, pha với nước, rồi dùng bút lông vẽ trên giấy xuyến hoặc trên lụa nên về sắc thái chỉ có hai màu đen và trắng.

Người trồng nụ cười

Phật pháp và cuộc sống 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Phật pháp và cuộc sống 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Chuyện về chàng trai “cuồng mèo”

Phật pháp và cuộc sống 15:58 27/03/2024

Với tình yêu mãnh liệt dành cho loài mèo, chàng trai Nguyễn Hồng Nhân (Tp.HCM) đã vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để cưu mang và “tái sinh” cho những hàng trăm chú mèo bị bỏ rơi…

Xem thêm