Chủ nhật, 29/03/2020, 10:00 AM

Tăng ni trẻ chuẩn bị cho con đường hoằng pháp trong tương lai

Một vị Giáo thọ sư đã dạy: “Chúng ta phải lấy danh từ “tu sĩ” trùm lên tất cả các sĩ khác, như Tiến sĩ, Thạc sĩ…, tất cả học vị, bằng cấp thế gian, được như vậy mới mong đem lại an lạc hạnh phúc cho chính mình và tha nhân.”

 > Tăng ni trẻ với việc sử dụng mạng xã hội thời đại công nghệ số

Là Tăng Ni trẻ chúng ta phải luôn tự hỏi: “hành trang để Tăng Ni trẻ chúng ta bước vào con đường hoằng pháp, lợi lạc quần sanh là gì? Bằng cấp học vị thế gian ư?” Thưa không, những điều này chưa phải là cứu cánh của người xuất gia, người xuất gia trẻ trong thời đại này phải trang bị cho mình đức hạnh trang nghiêm. Vì rằng:

“Hương các loài hoa thơm,

Không bay ngược chiều gió.

Hương người đức hạnh đó,

Ngược gió khắp muôn phương.”

Đúng vậy, đức hạnh là một tính cách cao đẹp, không hề bị chi phối biến hoại dù thời gian vô cùng, không gian vô tận, là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Muốn có đức hạnh thì giới hạnh phải trang nghiêm, giới hạnh nghiêm túc thì đức hạnh sáng ngời.

“Thân trang nghiêm giữ tròn giới hạnh,

Khẩu trang nghiêm lời nói sạch trong.

Ý trang nghiêm cõi lòng thanh tịnh,

Đó mới là chân thật xuất gia.”

“Hoằng truyền chánh pháp, lợi lạc quần sanh, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức”. Đây là trách nhiệm và bổn phận chung của mỗi sứ giả Như Lai để báo ơn Phật trong muôn một.

“Hoằng truyền chánh pháp, lợi lạc quần sanh, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức”. Đây là trách nhiệm và bổn phận chung của mỗi sứ giả Như Lai để báo ơn Phật trong muôn một.

Chỉ có giới luật mới tạo nên đức hạnh của người tu, mới xây dựng được một “Thiên nhơn chi đạo sư”, một Tăng Ni trẻ năng động nhưng tài đức toàn diện.

Trong xã hội tiến bộ này, Tăng Ni trẻ chúng ta phải có nền tảng giới luật vững chắc, còn phải mẫu mực về đạo đức, trình độ Phật pháp vững vàng. Song song bên cạnh đó cũng cần trau dồi kiến thức thế học, dù không phải cứu cánh nhưng là phương tiện cần thiết để phục vụ cho con đường hoằng dương chánh pháp và để ứng xử thỏa đáng với mọi căn cơ trình độ chúng sanh, nhất là trong giai đoạn này tầng lớp trí thức đến để học hỏi nghiên cứu phật pháp ngày càng nhiều. Nhưng chúng ta phải luôn tâm niệm rằng: “Kiến thức thế gian cần nhưng chưa đủ, nó không giúp chúng ta giải thoát khổ đau”. Chỉ khi nào chúng ta thực hành giáo huấn của Như Lai, khi đó ta mới có trí tuệ sáng suốt để thẩm định lại kiến thức nào của thế gian có thể sử dụng được.

Nói tóm lại, điều quan trọng nhất của người tu sĩ là tu, gạn lọc thân tâm, tấn tu Tam Vô Lậu Học. Như lời của một vị Giáo thọ sư đã dạy: “Chúng ta phải lấy danh từ “tu sĩ” trùm lên tất cả các sĩ khác, như Tiến sĩ, Thạc sĩ…, tất cả học vị, bằng cấp thế gian, được như vậy mới mong đem lại an lạc hạnh phúc cho chính mình và tha nhân.”

Tăng ni trẻ với việc sử dụng mạng xã hội thời đại công nghệ số

Một chướng duyên lớn cho con đường hoằng pháp của Tăng Ni trẻ là thường có tâm lý “không đất dụng võ”. Ảnh: Sư Giác Minh Luật.

Một chướng duyên lớn cho con đường hoằng pháp của Tăng Ni trẻ là thường có tâm lý “không đất dụng võ”. Ảnh: Sư Giác Minh Luật.

Tăng ni trẻ với nhiệm vụ hoằng pháp

“Hoằng truyền chánh pháp, lợi lạc quần sanh, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức”. Đây là trách nhiệm và bổn phận chung của mỗi sứ giả Như Lai để báo ơn Phật trong muôn một.

Vậy Tăng Ni trẻ chúng ta làm cách nào để thực hiện bổn phận thiêng liêng cao đẹp đó, khi chúng ta vẫn còn là những học Tăng, học Ni đá cứng chân mềm? Hoằng pháp bằng cách nào? Làm thế nào để trở thành một vị pháp sư ngồi trên pháp tòa để giảng kinh thuyết pháp? Đây là một cách hoằng pháp thiết thực và lợi ích nhất, nhưng không phải ai cũng đủ trình độ và cơ duyên để làm được như vậy. Điều đó thấy rõ khi hằng năm Giáo hội đào tạo hàng trăm thậm chí cả ngàn Tăng Ni tốt nghiệp các lớp Giảng sư, Học viện, Cao đẳng…, nhưng ra làm Giảng sư thực sự được mấy vị? Nói vậy, không phải để chúng ta bi quan và cho rằng việc hoằng pháp chỉ dành cho các bậc Tôn túc, các vị tài năng còn mình thì vô can.

Con đường truyền thừa không nhất thiết là đợi đến khi làm Giảng sư, mà ngay trong cuộc sống hằng ngày, từ thân giáo, khẩu giáo, ý giáo. Chúng ta có thể đem đạo Phật đến cho mọi người bằng nhiều hình thức, nhất là trong thời đại hội nhập này, Tăng Ni trẻ tham gia hoạt động xã hội nhiều, có nhiều cơ hội tiếp xúc với tầng lớp tri thức trẻ, đây là đối tượng quan trọng nhất cho sự hưng vong của xã hội trong thời đại mà đạo đức con người ngày một suy đồi.

Người trụ trì với công tác hoằng pháp

Ngày càng có nhiều Tăng Ni trẻ đã nêu cao tinh thần “Nơi nào Phật pháp cần thì đến, không quản gian lao, không nài khó nhọc”.

Ngày càng có nhiều Tăng Ni trẻ đã nêu cao tinh thần “Nơi nào Phật pháp cần thì đến, không quản gian lao, không nài khó nhọc”.

Một chướng duyên lớn cho con đường hoằng pháp của Tăng Ni trẻ là thường có tâm lý “không đất dụng võ”. Đây là một thực tế hay do chúng ta được tu học trong một môi trường quá thuận lợi về mọi phương diện, để rồi chúng ta học hết lớp này đến lớp khác, đến khi không còn gì để học thì chúng ta không biết làm gì cả. Ai thắc mắc thì chúng ta trả lời: “không ai cho chúng tôi cơ hội phục vụ hay chúng tôi không có đất dụng võ”. Thực ra thì một số Tăng Ni trẻ chúng ta, có cả bản thân chúng tôi là ngại, chúng ta ngại khó khăn và không có tinh thần “dấn thân”. Vẫn còn đó những vùng xa xôi hẻo lánh, nơi người dân không chỉ đói cơm ăn, áo mặc mà đói cả đời sống tinh thần hay nói rõ hơn là đói pháp.

Ngôn ngữ trong hoằng pháp

Có một câu chuyện làm chúng tôi rất xúc động.Một dịp về vùng quê nghèo, nơi đó bà con kính tin Tam bảo và sinh hoạt gia đình Phật tử khá mạnh. Bác Huynh trưởng đã nói với chúng tôi thế này: “Thưa thầy, chúng con luôn kính tin Tam bảo, nhưng ở nơi quê nghèo chúng con chỉ có nhị Bảo”. Tôi chưa kịp ngạc nhiên thì Bác nói tiếp: “Chúng con có Phật, Pháp nhưng không có Tăng, mà khi không có Tăng thì không ai hướng dẫn chúng con tin và hiểu Phật đúng pháp, ở đây chúng con rất khát được nghe pháp. Chúng con chỉ sợ không có người hướng dẫn, chúng con mò mẫm e sai đường.” Chúng tôi lặng cả người, có lẽ đây là điều chúng ta cần suy ngẫm. Nhưng cũng mừng là ngày càng có nhiều Tăng Ni trẻ đã nêu cao tinh thần “Nơi nào Phật pháp cần thì đến, không quản gian lao, không nài khó nhọc”. Mong rằng, tinh thần này được nhân rộng hơn nữa trong tầng lớp Tăng Ni trẻ đương đại. Vì Phật pháp cần lắm sức trẻ, sự nhiệt huyết và tinh thần vì đạo quên thân của chúng ta.

Theo: Phatphapungdung.com

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Người đàn ông 10 tháng đau đớn vì ung thư, mỉm cười ra đi sau hơn 1 giờ hộ niệm

Phật giáo và người trẻ 16:45 25/11/2024

Khi vừa hộ niệm được chừng mấy chục phút, chú Thu bỗng nhiên giơ hai ngón tay lên và nói với mọi người rằng mình sẽ ra đi vào lúc 2h chiều. Tiếp tục hộ niệm tới khoảng 2h kém 15p thì chú ấy tắt thở ra đi một cách rất nhẹ nhàng.

Sự oán hận của vong hồn thai nhi

Phật giáo và người trẻ 20:00 19/11/2024

Theo đạo Phật thì ngay từ khi bắt đầu thụ thai, ý thức, thần thức đã xâm nhập vào bào thai. Bào thai đã là một mầm sống, là một sinh linh cần được nâng niu, bảo vệ.

Đi chùa sám hối?

Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024

Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.

Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao

Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024

Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.

Xem thêm